Không sống theo ý
của cái tôi, cái ngã, mà sống theo ý của người khác; tùy thuận theo lời nói,
yêu cầu của người khác; tùy thuận theo những hành động của người khác.
Đời
sống giải thoát luôn đi đôi với 2 chữ “Buông Xả”. Chính buông xả sẽ giúp cho
thân tâm giải thoát hoàn toàn, do vậy thiền của Phật giáo gọi là thiền xả tâm.
Vậy để
buông xả sạch thì phải làm gì?
Có câu “Diệt Ngã Xả Tâm”, ý của câu nói đó là chưa diệt ngã được
thì không thể gọi là xả tâm được. Diệt ngã được thì mới gọi là đã xả tâm.
Vậy
diệt ngã như thế nào đây?
·
Muốn diệt ngã thì phải diệt những cái tham muốn của ngã, của cái tôi này. Cụ
thể dễ thấy nhất là ngũ dục: Sắc, danh, lợi, ăn và ngủ,, ngoài ra cón những ham
muốn khác như: thích đi mua sắm, đi du lịch, những tham muốn thỏa mãn khoái lạc
cho thân tâm,…Để hiểu rõ về ly dục xin mời các bạn đọc bài “Ly Dục”
·
Ngăn và diệt những ác pháp do cái tôi này làm ra. Ác pháp là ngũ triền cái:
tham, sân, si, mạn, nghi và 17 kiết sử gồm: thất kiết sử, năm thượng phần kiết
sử và năm hạ phần kiết sử. Để hiểu rõ thêm xin mời đọc bài "Ngũ triền
cái" và "Kiết
sử".
·
Nhẫn nhục trước ý kiến, lời nói và hành động của người khác.
·
Không sống theo ý của cái tôi, cái ngã, mà sống theo ý của người khác; tùy
thuận theo lời nói, yêu cầu của người khác; tùy thuận theo những hành động của
người khác.
·
Vui vẻ với ý, lời nói và hành động của người khác; vui vẻ với sự thành công của
người khác, không vì sự không đạt được tham muốn, sự hy vọng của mình mà buồn
chán, ganh tỵ ghen ghén hay đố kỵ hay giận hờn người khác.
Ba đức
hạnh Nhẫn nhục, Tùy thuận và Bằng lòng là 3 đức hạnh giúp cho con người sống
diệt ngã. Bởi vì con người hằng ngày giao tiếp, tiếp xúc với nhau không tránh
khỏi va chạm. Sự va chạm là do ai ai cũng có bản ngã, cái bản ngã đó thể hiện
qua ý, lời nói hay hành động muốn chứng minh cho người khác thấy mình đúng,
mình giỏi, mình biết hơn người khác, mình tài hơn, mình giàu hơn, mình đẹp hơn,
mình thông minh hơn, mình lanh lợi hơn, mình học giỏi hơn, mình biết nhiều hơn,
mình có kinh nghiệm hơn, v.v…
Để
thông hiểu về 3 đức hạnh Nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng xin mời đọc những
bài sau để dễ dàng thông suốt rõ 3 đức hạnh cao quý tuyệt vời này, chính chúng
là bùa hộ mạng giúp con người vượt qua mọi chướng ngại, đồng thời đem niềm vui
và hạnh phúc đến cho chính mình, cho người và muôn loài vạn vật khác.
·
Sống không keo kiệt, bủn xỉn, tham lam mà ngược lại sẵn sàng cho đi, chia sẻ
tất cả những gì mình có từ của cải vật chất, tiền bạc, công sức, thời gian,
kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm…đó là cách để diệt ngã. Diệt ngã ở đây để xả
bỏ chứ không phải để tích lũy công đức hay phước báu. Người hiểu rõ 2 chữ buông
xả không cầu mong điều gì, còn cầu mong có phước báu thì chắc chắn sẽ tái sanh
luân hồi, bởi vì khi muốn có phước báu thì chắc phải có kiếp sau để hưởng thụ
phước báu. Do vậy chúng ta nên coi thường những phước báu hữu lậu này. Cụ thể
xin mời các bạn đọc bài “Đức bố thí”,
“Đức chia sẻ”,
“Phước hữu lậu và
vô lậu”
·
Sống với chánh tín, không mê tín, không tin có thế giới siêu hình, không làm
những điều mà ý thức không hiểu được. Tu theo đạo Phật là tu bằng ý thức chứ
không bằng tưởng thức. Do vậy đức Phật có nói: “Nếu những gì ta nói mà các
ngươi không hiểu được, là có sự nói dối trong ta”. Xin mời các bạn đọc những
bài viết trong chương mục “Thế giới siêu
hình” và “Mê tín”.
Trong bài kinh “Tứ Chánh Cần”, Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện”
Chỉ cần chúng ta hằng ngày sống luôn quét sạch từ bỏ những dục vọng ham muốn, xa lìa những điều bất thiện, điều ác, thì chính là chúng ta đang diệt ngã, có diệt ngã được rồi thì mới gọi là xả tâm hay còn gọi là buông xả. Chưa biết sống ly dục, ly ác pháp, nhẫn nhục tùy thuận và bằng lòng thì không thể gọi là diệt ngã hay buông xả được. Còn sống trong dục và ác pháp thì chúng ta còn làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác.
Sống được như vậy thì gọi là VÔ NGÃ ÁC PHÁP.
Đức Phật dạy con người sống HỮU NGÃ THIỆN PHÁP, đó là sống giữ gìn ngũ giới, thập thiện, 10 giới thánh đức Sa Di, v.v… đúng như câu “Sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”
Thiện
pháp không bao giờ rời 2 chữ “thương yêu”. Có lòng thương yêu thì chúng ta mới
có thể sống trọn vẹn được thiện pháp. Do vậy những giới luật của đức Phật dạy
chính là những đạo đức, đức hạnh để con người chúng ta sống mang niềm vui và
hạnh phúc đến cho chính mình, mọi người và muôn loài vật khác. Khi có đức hiếu
sinh thì đời sống của con người được đa dạng hóa bằng nhiều đức hạnh khác nhau,
cụ thể xin mời các bạn đọc bài “Chuyển đổi nhân
quả”
“Vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp” rất quan trọng. Khi chúng ta bỏ xuống một dục và ác pháp, đồng thời chính là lúc chúng ta làm sanh ra và tăng trưởng thiện pháp. Do vậy “Vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp” luôn đi đôi với nhau, có cái trước mới có cái sau, có cái sau nghĩa là không có cái trước.
Khi gặp chướng ngại chúng ta siêng năng nhắc trong đầu rằng:
“Hãy nhẫn một việc khó nhẫn, hãy làm một việc khó làm”
“Hãy sống tùy thuận với người để người vui và mình vui”
“Luôn sống vui vẻ bằng lòng chấp nhận mọi việc đến với mình”
Chính những câu này sẽ giúp chúng ta cách sống diệt ngã, đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình và người ngay tức khắc.
Ngoài ra để sống trọn vẹn đời sống ly dục và ác pháp, thì chúng ta nên chú trọng thêm những đức hạnh sau:
·
Luôn sống thương yêu và tha thứ.
·
Luôn nhìn lỗi mình không nhìn lỗi người.
·
Luôn sống cung kính và tôn trọng tất cả mọi người và muôn loài vật.
·
Luôn nói những lời nói ái ngữ thương yêu.
·
Cộng thêm tất cả những đức hạnh khác. Đức hạnh là những hành động đạo đức không
làm khổ mình khổ người và khổ chúng sinh, nghĩa là những hành động đạo đức đem
niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và muôn loài vạn vật khác. Đó là
tiêu chuẩn của đạo đức nhân bản nhân quả.
Tóm
lại vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp luôn đi đôi với nhau, buông xuống một ác
pháp là lúc tăng trưởng một thiện pháp; làm một thiện pháp là đã diệt đi một ác
pháp.
Đời
sống buông xả không chỉ có bấy nhiêu, khi muốn được giải thoát hoàn toàn, làm
chủ sanh tử luân hồi trong kiếp sống này, chúng ta phải đi thêm bước nữa đó là
chuyển từ đời sống cư sĩ sang đời sống của người tu sĩ: “Cắt ái ly gia, từ bỏ
gia đình, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa”. Mời các bạn đọc tiếp bài “Trách Nhiệm”.
Có
được đời sống trọn vẹn toàn thiện thì tâm sẽ tự nhiên bất động thanh thản an
lạc và vô sự. Trạng thái đó của tâm gọi là Niết Bàn – chân lý thứ 3 trong Tứ
Diệu Đế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét