Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Thuật ngữ Kasaya (phiền não) - Phần 2



image
Kiếp sống của con người là một việc vay mượn, và hoàn trả. Khi thân này còn vay mượn đất, nước, gió, lửa, không khí để nuôi thân, thì cuộc sống hiện thực của thân đã không thật, không bền lâu. Như vậy có cái gì quan trọng để tham lam, mà tự mình tìm vào những con đường quanh co đầy những bất ngờ khó xử.

Ở đời, có năm cái thường làm cho người ta ham muốn : Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Có Tham thì con người mới có tinh thần cầu tiến. Có Sân thì con người mới thấy được nguồn gốc của những hành động xấu xa để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong cuộc sống. Có Si thì con người mới cảm thấy được tính chất sớm nở mau tàn của những bám víu để không bám chặt lấy những gì không thật.
Nếu biết làm thế nào đủ cho bản thân mình để có một đời sống giản dị, thanh cao và an toàn, đó chính là biết cách hoán chuyễn Tham, Sân, Si, trở thành Chân, Thiện, Mỹ.
Tham tiền thì làm phải làm lụng, tính toán suy nghĩ vất vả và khi mất nó thì lại đau khổ. Tiền là một phương tiện để giúp cho con người xây dựng đời sống trong xã hội. Nó luôn có hai mặt thiện ác, tùy theo cái nhìn và cách sử dụng của từng cá nhân.

Kiếp sống của con người là một việc vay mượn, và hoàn trả. Khi thân này còn vay mượn đất, nước, gió, lửa, không khí để nuôi thân, thì cuộc sống hiện thực của thân đã không thật, không bền lâu. Như vậy có cái gì quan trọng để tham lam, mà tự mình tìm vào những con đường quanh co đầy những bất ngờ khó xử.
Trong tinh thần Phật, Ngũ uẩn, tiếng phạn : pañca skandha, tiếng pali : pañca-khandha. Nó là một sự giả hợp tượng trưng cho năm yếu tố hợp lại để tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngũ uẩn gồm có : Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức.
Sắc tiếng phạn và pali gọi là Rūpa, viết theo mẫu devanāgarī : रूप .
Bảng biến hóa thân từ của Rūpa ở dạng trung tính
Trung tính
Số ít
Số hai
Số nhiều
Chủ cách
rūpam
rūpe
rūpāi
Hô cách
rūpa
rūpe
rūpāi
Cách trực bổ
rūpam
rūpe
rūpāi
Cách dụng cụ
rūpea
rūpābhyām
rūpai
Cách gián bổ
rūpāya
rūpābhyām
rūpebhya
Cách tách ly
rūpāt
rūpābhyām
rūpebhya
Cách sở hữu
rūpasya
rūpayo
rūpāām
Cách vị trí
rūpe
rūpayo
rūpeu
रूप, rūpa có gốc từ động từ căn √ रूप्. rūp và có nhiều nghĩa : hình tượng, làm biểu trưng, diễn đạt bằng hành động.
रूप, rūpa bao gồm những nghĩa đại loại như sau : Hình tượng, hình thức, ký hiệu, xuất hiện, bên ngoài, hình ảnh, màu sắc, loài giống, ân sủng, làm đẹp, nhận thức, tầm nhìn, một yếu tố trong ngũ uẩn của nhà Phật.
Trong kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Phật nói : "Hỡi các thầy, đây là Chân Lý Thâm Diệu về Khổ. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ. Tóm lại, bám níu vào Ngũ Uẩn là khổ."
Khi có sự tồn tại của năm uẩn, cũng là lúc bàn về những cơ bản hình thành của nó trong thế giới vật thể, thuộc nội tâm cũng như ngoại giới. Theo khái niệm trong Phật học SẮC UẨN, là phần xác thịt vật chất của tất cả những vật chất hữu hình trong thế gian, như : đất, nước, lửa, gió, vạn vật chúng sanh muôn loại… Đối với con người, Sắc uẩn hay Sắc thân là nơi các nhóm tinh thần tựa vào. Thường còn được gọi là thân "tứ đại".
Thân tứ đại được hình thành là do sự hợp lại của :
Ðất (Phạn : prithvi, पृथ्वी. pthvī, पृथिवी. pthivī, Pali : pathavi). Hán: 地 địa, 大地 đại địa.
पृथ्वी. pthvī có gốc từ chữ [pthu] : Đất, trái đất.
पृथु .pthu có gốc từ động từ căn  √ पृथ्  pth : Rộng, bao la, trãi dài.
Bảng biến hóa thân từ của pthvī ở dạng nữ tính
Nữ tính
Số ít
Số hai
Số nhiều
Chủ cách
pthvī
pthvyau
pthvya
Hô cách
pthvi
pthvyau
pthvya
Cách trực bổ
pthvīm
pthvyau
pthvī
Cách dụng cụ
pthvyā
pthvībhyām
pthvībhi
Cách gián bổ
pthvyai
pthvībhyām
pthvībhya
Cách tách ly
pthvyā
pthvībhyām
pthvībhya
Cách sở hữu
pthvyā
pthvyo
pthvīnām
Cách vị trí
pthvyām
pthvyo
pthvīu

Kể từ thời xa xưa, thiên nhiên đã chiếm đóng một vai trò quan trọng trong Ấn giáo, người ta thường dùng các loài hoa quả để cúng bái trong các nghi lễ ở nhiều nơi khác nhau. Theo truyền thống của họ, Prithvi là đất Ấn Độ giáo và cũng là mẹ của nữ thần hay một nữ thần của trái đất, bởi vì cô là hiện thân của Trái Đất, mà trong đó cơ thể con người và các vạn vật được tạo thành và được nuôi sống, từ các chất của nó qua sự hài hòa giữa thiên nhiên và vũ trụ.
Prithvi cũng được gọi là Dhra, Dharti, Dhrithri, có nghĩa là nắm giữ tất cả mọi thứ hay Prithvi Tattwa là tinh chất trong các nguyên tố của trái đất, hoặc Prithvi Mata là Đất Mẹ. Prithvi, tượng trưng cho màu cam trong nghệ thuật.
Trong nghành khoa học nghiên cứu về đất, Đất được xem như một tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt của Trái Đất, bởi vì nó là nơi mà tất cả vạn vật nương vào để sinh sống và sinh trưởng. Đất là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên qua những quá trình phức tạp và đa dạng, dưới sự tác động tổng hợp của nước, không khí, khí hậu, sinh vật, động vật và vi sinh vật sống hay chết trong một thời gian dài.
Thành phần được biết của đất gồm có như sau : Các  chất khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước và mùn.
Đất thường được chia ra thành hai lớp tổng quát: Bề mặt là lớp trên cùng nhất. Phần này là phần hình thành sự sống của các loài : động vật, thực vật, vi sinh vật… Bề cái là lớp nằm sâu hơn và chứa ít các chất hữu cơ.
Nước, không khí cũng là các yếu tố của đất. Bởi vì Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của những vạn vật sống trên trái đất.
Dựa theo tỷ lệ của các thành phần đá và khoáng chất trong đất, người ta chia đất ra thành những loại như sau : đất cát, đất thịt, đất sét, đất cát pha, đất thịt nhẹ... đất cổ.
Đồng thời, Đất cũng tạo ra cảm giác về sự an toàn, vững chãi và được tượng trưng cho sự kiên định, không thay đổi, khó lay chuyển.
Trong Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya).  Tập hai, số 62 tên : Ðại kinh Giáo giới La Hầu La (Mahà Ràhulovàda sutta), có ghi câu chuyện nói về việc Đức Phật dạy La Hầu La :
Này Rahula, cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ, như tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân và bất cứ vật gì khác, thuộc nội thân, thuộc cá nhân, kiên cứng, thô phù, bị chấp thủ; như vậy, này Rahula, được gọi là nội địa giới.
Những gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc ngoại địa giới đều thuộc về địa giới. Ðịa giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau : "Cái này không phải là của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự là ngã của ta". Sau khi như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như đất.
Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.
Này Rahula, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập như đất.
Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.
Còn tiếp
Kính bút
TS Huệ Dân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người theo dõi

Slider(BỂ KHỔ)

LIÊN KẾT

BẤM ĐÂY ĐỂ LIÊN KẾT>>>

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cheap international calls
Blogger Gadgets