Để giúp cho việc khắc phục và dứt trừ điều ác có hiệu quả,
Đức Phật đề xuất rất nhiều biện pháp khác nhau, cốt yếu lưu nhắc nhở mọi người
phải chú tâm xem xét, cân nhắc, nhận rõ tính chất xấu xa nguy hại của các việc
ác để kiên quyết từ bỏ.
Kinh Pháp Cú, kệ số 163 ghi lời Đức Phật nhận xét về một thực trạng rất đáng cho
mọi người suy nghĩ:
“Dễ làm các điều ác
Dễ làm điều tự hại;
Còn việc lành việc tốt,
Thật tối thượng khó làm”.
Bài kệ nói cho chúng ta biết giữa hai lẽ thiện và ác, điều
thiện thật khó theo mà việc ác thì dễ mắc phải. Đây là nhận xét tinh tế của Đức
Phật về khuynh hướng tâm lý khá phổ biến của chúng sinh, cốt yếu nhắc nhở chúng
ta phải hết sức cẩn thận trong cuộc sống để tránh rơi vào các việc ác và để nỗ
lực làm các việc lành.
Vì sao Phật quan tâm nhắc nhở như vậy? Vì Phật hiểu và
thương chúng sinh; do tập khí tham sân si và nghiệp chướng còn nặng nề nên
chúng sinh dễ bị lôi cuốn vào con đường ác, khó theo con đường lành. Một lẽ
khác là lý do tâm lý khá nông nổi hời hợt của chúng sinh, ít quan tâm xem xét
cân nhắc về lẽ thiện ác, không thấy rõ sự nguy hại của điều ác và không nhận ra
lợi ích của điều thiện, nên dễ rơi vào con đường ác, bỏ qua con đường lành. Đây
cũng có thể xem là tâm lý khá phổ biến của chúng ta ngày nay, hệ quả của lối tư
duy chủ quan hời hợt, xem nhẹ đạo lý, không tin nhân quả, bỏ quên hướng giáo
dục uốn nắn nội tâm, hậu quả là việc xấu việc ác cứ tiếp tục diễn ra khá thường
xuyên và rộng khắp trong đời sống xã hội. Khi con người không tìm thấy đạo lý
cao thượng nào để theo và khi pháp luật
đang còn trong phạm vi tranh luận hoặc không được thực thi đúng thì việc khắc
phục tình trạng xấu ác xảy ra trong đời sống cộng đồng là điều rất khó. Chúng
ta đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật; trông chờ nhiều ở trách nhiệm
thực thi và chấp hành pháp luật của mọi người như là biện pháp cải thiện các
tiêu cực xã hội. Như luật pháp xã hội cũng chỉ có tính cách hạn chế, răn đe và
ngăn chận các biến tướng hay hiện tượng xấu ác phát sinh, còn gốc rễ của cái
xấu ác ( tâm ý xấu ác hay tư tưởng bất chánh) thì không thể ngăn chữa được vì nó không thuộc phạm vi quản lý và thực thi
của pháp luật. Không ai biết được người khác suy nghĩ gì trong khi đang thuyết
trình hùng hồn về lẽ sống đạo đức.
Để giúp cho việc khắc phục và dứt trừ điều ác có hiệu quả,
Đức Phật đề xuất rất nhiều biện pháp khác nhau, cốt yếu lưu nhắc nhở mọi người
phải chú tâm xem xét, cân nhắc, nhận rõ tính chất xấu xa nguy hại của các việc
ác để kiên quyết từ bỏ. Phải chú tâm xem xét, phản tỉnh và thực tập đúng cách
và lâu bền thì cái ác mới được kiểm soát và đẩy lùi. Chẳng hạn, Ngài dạy chúng
ta phải biết sinh tâm sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, phải biết quay về xem xét
nơi bản thân mình, cân nhắc chin chắn mọi hành vi và việc làm của mình, trước
khi làm, trong khi làm và sau khi làm, xem chúng là thiện hay ác để thực hiện hoặc từ bỏ; nếu là thiện thì nên
hoan hỷ tinh tấn làm them, nếu là ác thì cần phải sinh tâm xấu hổ sợ hãi mà
chừa bỏ ngay. Hoặc phải suy nghĩ tìm xem động cơ sâu kín nào thôi thúc xúi giục
ta làm điều xấu ác để tập trung loại bỏ cái động cơ gốc rễ ấy, phải biết xấu hổ
tự trách mắng mình và lo lắng sợ hãi người khác sẽ chỉ trích mình về việc vi
phạm điều xấu ác, phải biết sợ hãi về quả báo tái sinh khổ đau của việc làm ác,
phải thấy rõ sự trói buộc nguy hại khổ đau của ác nghiệp và nhận ra sự tự do
lợi lạc của việc từ bỏ ác nghiệp…Tất cả điều này cho thấy Đức Phật hiểu rất rõ
căn nguyên khó đoạn trừ của tệ xấu ác và do vậy các giải pháp do Ngài đề xuất
là tuyệt đối căn bản và thiết yếu cho việc loại trừ hoàn toàn mọi mầm mống và
nguy cơ của lối sống sai lầm xấu ác. Sau đây chúng ta nhẩm đọc và suy ngẫm lại
những lời dạy hết sức căn bản của Đức Phật, cốt yếu nhấn mạnh về phương pháp
hay cách thức dứt trừ gốc rễ các điều ác.
“Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:
“Do nhơn những kiết
sử nào ta có thể sát sanh, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ của các kiết sử ấy.
Nếu ta sát sanh, không những ta tự trách mắng ta vì duyên sát sanh, các bậc có
trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên sát sanh; và sau khi
thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi
ta, vì duyên sát sanh. Thật là một kiết sử, Thật là một triền cái, chính sự sát
sanh này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não nào có thể khởi lên do duyên sát
sanh, đối với vị đã từ bỏ sát sanh, những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy
không còn nữa”.
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:
“Do nhơn những kiết sử nào ta có thể lấy của không cho, ta
đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta lấy của không cho, không
những ta tự trách mắng ta vì duyên lấy của không cho, các bậc có trí, sau khi
tìm hiểu, cũng sẽ khiễn trách ta vì duyên lấy của không cho; và sau khi thân
hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên lấy của không cho, thật là một
kiết sử, thật là một triền cái, chính sự lấy của không cho này. Những lậu hoặc
phiền lao nhiệt não nào có thể khởi lên do duyên lấy của không cho đối với vị
đã từ bỏ lấy của không cho , những lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không
còn nữa”.
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau (1):
“Do nhơn những kiết sử nào
ta có thể nói láo, ta đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu
ta nói láo, không những ta tự trách mắng ta vì duyên nói láo, các bậc có trí,
sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên nói láo; và sau khi thân hoại
mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta, vì duyên nói láo. Thật là một kiết sử, thật
là một triền cái, chính việc nói láo này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có
thể khởi lên do duyên nói láo, đối với vị đã từ bỏ nói láo, những lậu hoặc
phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:
“Do nhơn những kiết sử nào ta có thể nói hai lưỡi, ta đoạn
tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta nói hia lưỡi, không những ta tự
trách mắng ta vì duyên nói hai lưỡi, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ
khiển tráchta vì duyên nói hai lưỡi; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ
chờ đợi ta vì duyên nói hai lưỡi. Thật nlà một kiết sử, thật là một triền cái,
chính sự nói hai lưỡi này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên
do duyên nói hai lưỡi, đối với vị đã từ bỏ nói hai lưỡi, những lậu hoặc phiền
lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:”Do nhơn
những kiết sử nào ta có thể có tham dục, ta đọan tận, thành tựu sự từ bỏ các
kiết sự ấy. Nếu ta tham dục, không những ta tự trách mắng ta vì duyên tham dục,
các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên tham dục; và
sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên tham dục. Thật là
một kiết sự, thật là một triền cái, chính sự tham dục này. những lậu hoặc phiền
lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên tham dục, đối với vị đã từ bỏ tham dục,
các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:
“Do nhơn những kiết sử nào ta có thể hủy báng sân hận, ta
đoạn tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy.Nếu ta hủy bang sân hận, không
những ta tự trách mắng ta vì duyên hủy
báng sân hận , các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách ta vì duyên hủy báng sân hận; và sau khi thân
hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì duyên hủy bang sân hận, thật là một
kiết sử, thật là một triền cái chính sự hủy báng sân hận này. Những lậu hoặc
phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên hủy báng sân hận, đối với vị đã từ
bỏ hủy báng sân hận, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn nữa”.
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:
“Do nhơn những kiết sự nào ta có thể có phẫn não, ta đoạn
tận, thành tựu sự từ bỏ các kiết sử ấy. Nếu ta có phẫn não, không những ta tự
trách mắng ta vì duyên phẫn não, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ
khiển trách ta vì duyên phẫn não; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ
chờ đợi ta vì duyên phẫn não. Thật là một kiết sử, thật là một triền cái, chính
sự phẫn não này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên
phẫn não, đối với vị đã từ bỏ phẫn não, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như
vậy không còn nữa”.
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:
“Do nhơn những kiết sử nào ta có quá mạn, ta đoạn tận, thành
tựu sự từ bỏ các kiết sử (2) ấy. Nếu ta có quá mạn, không những ta tự trách
mắng ta vì duyên quá mạn, các bậc có trí, sau khi tìm hiểu, cũng sẽ khiển trách
ta vì duyên quá mạn; và sau khi thân hoại mạng chung, ác thú sẽ chờ đợi ta vì
duyên quá mạn, thật là một kiết sử, thật là một triền cái (3), chính sự quá mạn
này. Những lậu hoặc phiền lao nhiệt não có thể khởi lên do duyên quá mạn, đối
với vị đã từ bỏ quá mạn, các lậu hoặc phiền lao nhiệt não như vậy không còn
nữa”.
Chú Thích:
1.Kinh Potaliya, Trung Bộ.
2.Kiết sử: động cơ hay động lực bó buộc, thúc ép, sai sử
người ta nghĩ, nói hay làm những gì khiến khổ đau phát sinh.
3.Triền cái: những gì giam hãm ngăn che tâm trí của con
người, khiến tâm trí trở nên mê mờ, u ám, điên đảo.
Nguồn: Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 120
0 nhận xét:
Đăng nhận xét