Bài viết cho
chương trình Chuyên Đề Cuối Tuần 11, tại Trung tâm Mục Vụ Tổng giáo Phận TPHCM
(Ngày 30/10/2010)
A. DẪN NHẬP
Trong thực tế hiện nay, con người càng tiếp cận với làn sóng phát triển tột
đỉnh của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại, sự đòi hỏi về trí thức và nhu
cầu sống của họ ngày càng trở nên gia tăng. Chính vì vậy, họ luôn phải đấu
tranh và đối diện với nhiều tình huống khó khăn trong cuộc sống để tìm cho mình
một vị trí xứng đáng trong xã hội. Vì sự mong cầu danh lợi, địa vị, vật chất,
tiền tài, và nhiều thứ mong muốn khác trong cuộc sống hiện đại, con người dần
dần trởû thành tay sai cho sự tham lam, sân hận, và si mê. Càng chạy theo vật
chất, con người càng bị suy thoái về tư tưởng, phong cách và đạo đức. Cùng quan
điểm này, ngài P.A. Payutto, một học giả nổi tiếng, đã than phiền rằng sự phát
minh khoa học kỹ thuật như những công cụ để mưu cầu mục đích khát vọng hơn là
sự phát triển nội tâm con người, và rằng con người ở thế kỷ 20 gây ra nhiều
hành vi nguy hại làm ảnh hưởng đến bản chất con người của thế kỷ 21 sẽ phải đối
phó[1]. Từ sự khủûng hoảng về đạo đức, nó đưa đến những sự
khủng hoảng trầm trọng khác như: sự khủng bố và bạo động; chứng bệnh nan y
HIV/AIDS; bệnh đồng tính luyến ái; sự hờ hững về nhân quyền và các loài sinh
vật; …, tất cả đều xuất phát từ ba phiền não tham- sân- si của con người. Mặc
dù họ có thể chiến thắng và chinh phục thiên nhiên bằng tất cả những loại phát
minh khoa học tiên tiến, nhưng vẫn bị khuất phục và trói buột trước sự đau khổ
về những nghịch cảnh sanh- già- bệnh và chết; trừ khi họ biết tôn trọng và duy
trì sự tu tập đạo đức và nội tâm.
Trước những tình huống hiện nay, làm thế nào để đối phó với cái gọi là sự tiến
bộ văn minh vật chất đang tấn công con người từ nhiều phương diện khác nhau?
Làm thế nào để vượt qua những nghịch cảnh và đau khổ mà con người đang bị bế
tắc? Đề tài “Đối Diện với Nghịch Cảnh và Khổ Đau” sẽ mở ra một chân
trời mới giúp con người vượt qua những nghịch cảnh và giải thoát mọi khổ đau.
B. NỘI DUNG
I. Ý NGHĨA VỀ
“NGHỊCH CẢNH & KHỔ ĐAU
Thông
thường danh từ “nghịch cảnh” được hiểu với nghĩa tiếng Anh là ‘cái
ngược lại, điều ngược lại’(inverse)[2]; hoặc với nghĩa là ‘nghịch cảnh,
hoàn cảnh không may, điều bất lợi’ (adversity)[3]. Nói
chung, “nghịch cảnh” được hiểu một cách bình thường là
những hoàn cảnh không thuận lợi, hay là sự cản trở những mong muốn về nhu cầu
sống của con người về vật chất cũng như tinh thần. Thuật ngữ đạo Phật gọi lànghịch
duyên, có nghĩa là những cảnh duyên làm cản trở con đường tu tập giải
thoát giác ngộ của hành giả về thân và tâm.[4]
Danh từ “khổ đau” được dịch theo nghĩa tiếng Anh “suferring” với nghĩa là sự đau đớn hay sự đau khổ về thể
xác và tâm trí.[5] Thuật
ngữ đạo Phật gọi là Khổ,
có nghĩa là trạng thái khổ não, bức bách về thân và tâm của con người.[6]
II. NHỮNG NGHỊCH
CẢNH KHỔ ĐAU Ở ĐỜI
1. Những nghịch cảnh ở đời
Trong cuộc đời, con người khi đối diện với cuộc sống, không ai không một lần
trãi qua những hoàn cảnh bức bách, éo le mà cuộc đời ban tặng. Mỗi người đều có
mỗi nghịch cảnh khác nhau tùy theo tình huống, sự việc, và thời gian mà họ phải
đối diện. Vì đó là bản chất của cuộc đời, nó luôn mang đến cho con người những
cảnh trái ý nghịch lòng, những chướng tai gai mắt, những tình huống ngặt nghèo
trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với xã hội, với công việc và
với thời gian… Quan điểm này sẽ được minh chứng qua một vài đối tượng tiêu biểu
trong cuộc sống xã hội như sau:
a. Đối với người già yếu: Họ
luôn gặp những khó khăn về nhiều phương diện khác nhau trong sinh hoạt và nếp
sống hằng ngày của họ như: việc ăn uống, đi đứng, làm việc, sức khỏe, bệnh tật,
giãm trí nhớ…, tất cả mọi sinh hoạt đều bị trở ngại và trở nên khó khăn hơn vì
sự già nua về thân thể và lão hóa về tinh thần.
b. Đối với giới trẻ: Hầu hết
những giới trẻ ít gặp những khó khăn như trên ở độ tuổi của người lớn, nhưng họ
luôn gặp những khó khăn khác qua nhiều phương diện. Chẳng hạn như:
- Trong học tập: Với trẻ em dưới tuổi trưởng thành, các em luôn phải đối
phó việc học quá nhiều (cả sáng lẫn tối), sự nhồi nhét kiến thức trong nhà
trường quá tải đè nặng trên đôi vai của trẻ em đưa đến sự căng thẳng đầu óc và
mệt mõi thân thể, đặc biệt là căng thẳng về mặt tâm lý khi các em thiếu sự thư
giãn và vui chơi giải trí. Với độ tuổi trưởng thành, đặc biệt ở cấp bậc Trung
học và Đại học, họ bắt đầu có nhiều ước mơ và hoài bão cho chính mình trong
tương lai. Điều khó khăn của họ trước hết là sự bối rối về tâm trí khi muốn
định hướng cho tương lai của mình và khi bắt đầu bướùc vào ngưỡng cửa tình yêu;
sự lo lắng về việc chuyển biến cơ thể về mặt tâm sinh lý; sự tò mò và khám phá
những điều thú vị trong cuộc đời;…, tất cả sẽ là những dấu hiệu trở ngại và khó
khăn cho những học sinh, sinh viên đang học tập ở độ tuổi trưởng thành nếu
không có sự hướng dẫn một cách chuẩn mực và tâm lý từ những bậc đi trước.
- Trong công việc và xã hội:
Vì mục đích đạt được địa vị, vật chất, uy quyền và thế lực, con người luôn phải
uyển chuyển và đối đầu trước mọi tình huống khó khăn đầy trở ngại như: sự
thù nghịch, sự ganh tị, ấu đả, hãm hại, lừa đảo và sự tranh đấu với nhau hầu
đạt được mục đích cá nhân của mình trong công việïc và xãø hội. Với đối tượng
công chức, họ luôn phải đương đầu với nhữõng khó khăn thử thách như: phải cư xử
hài hòa với các bạn đồng nghiệp (cho dù đối tượng mình không ưa thích) để tránh
tình trạng ganh ghét, thù nghịch và hãm hại nhau; phải tranh thủ lấy lòng với
“xếp” của mình để tìm thế đứng cho bản thân trong cơ quan, công ty, hoặc xí
nghiệp… cho dù có những chuyện bất lợi hoặc không hài lòng vẫn phải cố nén;…
Với người kinh doanh, họ luôn có suy nghĩ làm sao để chiếm lãnh được thị trường
bằng bất cứ giá nào. Vì vậy, tư tưởng của họ luôn phải nghĩ đến sự cạnh tranh,
bất chấp mọi thủ đoạn và sẵn sàng đánh ngã mọi đối tượng để giành lấy địa vị,
uy quyền, thế lực, và để phát triển công việc kinh doanh của mình; và còn nhiều
đối tượng khác cần tham khảo và tìm hiểu.
Nói tóm lại, bất cứ con người nào, đối tượng nào, dù già hay trẻ, v..v. cũng
phải đối diện với những khó khăn và trở ngại khi sống trong biển đời mênh mông
vô tận với những cơn sóng đầy bạo lực và phức tạp. Nếu con người không đủ niềm
tin và nghị lực, không đủ trí tuệ và lòng can đảm thì chắc hẳn rất khó có cơ
hội để chinh phục được những ngọn sóng cao dữ tợn và vượt khỏi biển đời đen tối
ấy.
2. Những khổ đau ở đời
Khi nói đến khổ đau, không bút nào nào có thể diễn tả hết
được về nỗi khổ mà con người luôn phải đối diện trong cuộc đời với những tình
huống khác nhau, song sự thật về nỗi khoå của con người trong cuộc đời này theo
Đạo Phật giải bày một cách tường tận, sâu sắc qua 3 loại khổ (tổng quát) và 8
loại khổ (chi tiết) như sau:
a. Ba khổ: đó là khổ khổ,
hành khổ, và hoại khổ:
- Khổ khổ:
Tức là cái khổ này chồng chất lên cái khổ kia. Bản thân sinh ra chịu
nhiều sự khổ về thân, mà còn chịu đựng những nghịch cảnh chung quanh đè nặng
lên cái khổ khác.
- Hành khổ: Là sự
khổ về vật chất lẫn tinh thần. Về tinh thần, tâm tư không được yên ổn và tự do,
luôn bị dục vọng và các phiền não tham-sân-si chi phối, lôi kéo và thúc đẩy
trong từng sát na; về vật chất, ta luôn bị ngoại cảnh và thời gian chi phối
không một phút nào yên tĩnh.
- Hoại khổ:
Là khổ vì bất lực trước sự tàn phá của búa thời gian luôn phá hủy tất cả sự
hiện hữu của vạn vật trong cuộc đời, kể cả sự hiện hữu của bản thân mình.
b. Bát khổ: là tám loại khổ của
con người về vật chất lẫn tinh thần:
- Sanh
khổ: Nói đến cái khổ của con người khi sanh ra và sống trong cuộc đời.
- Lão
khổ: Sự đau khổ vì già nua, lão hóa.
- Bệnh
khổ: Sự khổ vì sự đau đớn của bệnh tật khi đang sống và trước khi chết.
- Tử
khổ: Sự khổ vì đau đớn về thể xác và hốt hoãng
về tinh thần
- Aùi
biệt ly khổ: sự khổ đau trước cảnh sanh ly tử biệt.
- Cầu
bất đắc khổ: Khổ vì thất vọng khi mong cầu về công danh, phú qúy và tình duyên,
…
- Oán
tắng hội khổ: Sự khó chịu và khổ sở vì phải sốùng chung với người mình không ưa
thích.
- Ngũ
ấm xí thạnh khổ: sự đau đớn và khổ sở khi bị dày vò vì sự xung đột, mâu thuẫn
của thân ngũ ấm (sắc-thọ-tưởng-hành-thức).
Nhìn chung, sở dĩ con người luôn bị chi phối bởi 3 loại khổ đau và 8 loại đau
khổ[7] như trên
là do chúng ta chứa đựng quá nhiều những dục vọng và phiền não trong thâm tâm.
Nếu tâm con người được gạn lọc tất cả những thứ rác rưỡi ấy, tâm trở nên thanh
tịnh, trí tuệ phát sáng thì làm gì còn cảm giác đau khổ nữa. Giống như bầu trời
luôn trong xanh nếu như mây đen đã bị xua tan hoàn toàn, giống như mặt
gương luôn chiếu sáng khi bụi trần đã được tẩy sạch.
III. HÓA GIẢI NGHỊCH CẢNH VÀ KHỔ ĐAU QUA PHƯƠNG PHÁP TU TẬP TAM
HỌC “GIỚI- ĐỊNH- TUỆ”
Như trên đề cập rõ nét về
những nghịch cảnh và khổ đau ở đời mà con người phải đối diện, đó là bản chất
thật sự về cuộc đời. Đó là lý do tại sao con người cho rằng cuộc đời là bể khổ,
là phức tạp, luôn mang lại nhiều nghịch cảnh, chông gai, sóng gió, … khi họ mưu
cầu cuộc sống và sự thành đạt trong cuộc đời; từ đó, họ cảm thấy chán nãn, căng
thẳng và bối rối về mặt tinh thần, cũng như cảm thấy mệt mõi, kiệt sức về mặt
thể chất khi họ đang đi trên đoạn đường dài của cuộc sống. Theo quan điểm của
đạo Phật, cuộc đời vốn dĩ là khách quan vô tư (không khổ, không vui), là một
vườn hoa xinh đẹp để mọi người thưởng thức, là công viên xanh mát để mọi người
nghỉ chân và tận hưởng phong cảnh. Thế nhưng, bản chất của chúng luôn bị biến
dịch theo quy luật của cuộc sống qua 4 tướng: thành-trụ-hoại-không; hoặc
sanh-trụ-dị-diệt; hay sanh-lão-bệnh-tử mà cuộc đời ban tặng. Chúng luôn dựa
theo lý Nhơn Duyên mà sanh khởi và hoại diệt. Nếu con người chúng ta muốn thể
nhập vào dòng sống của cuộc đời, muốn tận hưởng vẽ đẹp của vườn hoa hay muốn
thưởng thức không khí trong lành nơi công viên…, mà không có ý thức liễu ngộ về
bản chất của nó là giả tạm, vô thường, vô ngã và khổ đau… thì ắt hẵn chúng ta
luôn bị đau khổ vì sự biến hoại đổi thay của chúng, buồn phiền và chán nãn vì
những nghịch cảnh éo le cuộc đời.
Vậy muốn chinh phục những
nghịch cảnh và đau khổ ở đời, chúng ta cần phải làm gì? Điều trước nhất, chúng
ta phải biết tu tập Tam Học “Giới-Định-Huệ” để diệt trừ tính tham lam (tham),
nĩng giận (sân) và si mê (si); vì nhờ sự tu tập Giới-Định-Huệ, những phiền não
tham-sân-si đã tận diệt, thân tâm trở nên thuần tịnh và lắng động. Vì thế, khi
đối diện những nghịch cảnh và khổ đau trong cuộc sống, chúng ta mới có thể thấu
triệt rõ ràng những nguyên nhân gì đưa đếùn nghịch cảnh, đau khổ cho con người?
Từ đó, chúng ta mới dễ dàng vượt qua mọi nghịch cảnh và khổ đau của cuộc đời.
Tam Vô Lậu Học là ba nhân
tố hỗ tương qua lại và phát triển về việc tu tập đạo đức. Hay nói cách khác, “Giới” đề cập về sự tu tập đạo đức
liên quan đến sự chuyển hóa ý thức và tự nguyện về những khuôn phép hành vi cư
xử thuộc về thân và lời nói. “Định” nói đến sự phát triển về sự điềm tĩnh
của tâm linh. “Tuệ” đề cập về sự tu tập thắng trí đưa đến
sự hoàn thiện về đạo đức.[8]
Vì vậy, đức Phật đã khẳng định trong Kinh Trường Bộ về giá trị tu tập Tam Vô
Lậu Học rằng không có một giới cụ túc, tâm cụ túc, tuệ cụ túc nào khác cao
thượng hơn, thù thắng hơn giới cụ túc, tâm cụ túc và tuệ cụ túc này.[9] Trên phương diện khác, Ngài mở rộng sự
tu tập Tam Học thành Bát Chánh Đạo (the Ariyan Eightfold Path), nó chính là con
đường Trung Đạo không chỉ tránh 2 cực đoan: (1) ép xác khổ hạnh làm yếu đi trí
tuệ của con người và (2) say mê lạc thú làm trì hoãn phát triển đạo đức, và trì
hoãn việc ngăn cản tham–sân-si và những phiền não khác; mà còn đưa đến sự an
tịnh, thắng trí, trí tuệ, và Niết bàn. Quan điểm này chúng ta thấy rõ khi
đức Phật dạy cho ngài Bhùmija trong Kinh Trung Bộ rằng: “Này Bhùmija, những
Sa-môn hay Bà-la-môn nào có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp,
chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; nếu họ có ước nguyện, hành
Phạm hạnh, họ đạt được quả vị… Đây là phương pháp, này Bhùmija, để đạt được quả
vị.”[10]
Tương tự, Bát Chánh Đạo
(the Noble Eightfold Path) được phân loại và gộp thành ba cấp, đó là (1) sự tu
tậpGiới bao gồm chánh
Ngữ, chánh Nghiệp và chánh Mạng ngăn chặn sự biểu lộ những cấu uế bên ngoài
bằng hành động có xu hướng phạm tội, và bằng cách cư xử vi phạm những quy tắc
cuộc sống đạo đức; (2) sự tu tậpĐịnh bao
gồm chánh Tinh Tấn, chánh Niệm và chánh Định nhằm loại trừ sự bộc phát nhanh
nhẹn những cấu uế trong tiến trình tư duy của chúng ta; và (3) sự tu tập Tueä bao gồm chánh Kiến
và chánh Tư duy nhằm trừ tiệt những phiền não ở mức độ cơ bản nhất, như
là những mầm móng tinh vi nằm trong thâm tâm của con người.[11] Điều quan trọng nhất trước khi tu tập
là hành giả cần duy trì tinh thần vô ngã, vô chấp, uyển chuyển, năng động khi
tu tập Tam Vô Lậu Học, đồng thời cần thấu triệt đúng đắn về lời dạy và giới
luật của đức Phật như là chiếc bè phương tiện đưa người qua sông mê bể khổ. Để
nhấn mạnh về quan điểm này, đức Phật tuyên bố rõ ràng trong kinh Trung Bộ rằng:
“Cũng vậy, này chư Tỳ kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không
phải để nắm giữ lấy. Chư Tỳ kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè… Chánh pháp còn
bỏ đi, huống nữa là phi pháp.” [12] Vì
vậy, trong đề tài này, người viết sẽ không trình bày chi tiết lại về ý nghĩa
Tam Vô Lậu Học (Giới –Định-Tuệ) theo như trong Kinh và Luật nữa, mà chỉ trình
bày một khía cạnh khác theo phương pháp và quan điểm tích cực, sáng tạo và uyển
chuyển dành cho những hành giả trẻ ngày nay.
1. Sự tu tập Giới (P: Sìla)
Khi nói về Giới trong Phật giáo, nó không có nghĩa như là những quy tắc hay
những điều luật buột con người phải tuân theo như ở trường, cơ quan, xã hội, tổ
chức, … và cũng không có nghĩa là sự ngăn cấm những hành động xấu như đốn cây
cối, thực vật… Sự tuân thủ giới là nhằm vào ý thức đạo đức cá nhân để giải
thoát khổ đau cho con người từ ba phiền não tham- sân- si. Vì lý do đó, đức
Phật đã dùng phương tiện thiện xảo để thiết lập giới điều. Rõ ràng rằng sự tu
tập giới chỉ là những phương tiện tạm thời để giải thoát con người ra khỏi sự
đau khổ và phiền não ở đời, là chiếc phao đưa người qua biển khổ, là chiếc cầu
kết nối qua bờ bên kia. Từ đây, chúng ta có thể khẳng định mạnh mẽ rằng sự tu
tập giới sẽ không còn hữu dụng nếu như con người đã nhổ bật toàn bộ cội rễ
phiền não và khổ đau trong thâm tâm.
Trong thời hậu hiện đại nay, mọi người cĩ thể tu tập giới luật với một thái độ
tích cực và sáng tạo tùy theo những tình huống và thời đại khác nhau, đặc biệt
trong thiên niên kỷ thứ ba này. Một phó từ nghi vấn có lẽ được đặt tại đây là tại sao? Như chúng ta biết,
là một con người, chúng ta dĩ nhiên được nuôi nấng bởi hai loại thức ăn: (1)
thức ăn vật chất bao gồm gạo, sữa, rau, đậu, mì, bắp… để nuôi dưỡng thân vật
chất cho chúng ta, và (2) thức ăn tinh thần bao gồm những thú tiêu khiển của
cuộc đời như ca hát, thể thao, bơi lội, đá banh, tình yêu, … để thỏa mãn nhu
cầu cho chúng ta về mặt tinh thần. Điều quan trọng là khi tiếp nhận những thức
ăn đó, chúng ta có thấu triệt được hoàn toàn về những kết quả tốt hay xấu từ
hành vi của chúng ta hay không? Có nghĩa là chúng ta nên hiểu đúng đắn làm thế
nào để tiếp nhận hai loại thức ăn này mà không có sự bội thực, không đưa đến
kết quả tồi tệ, và không có sự cấu uế hay bất tịnh trong thâm tâm của mình.
Giống như một người đang khát nước trên đường đi, vị ấy tìm kiếm nước uống, sau
khi uống xong, vị ấy hết khát và tiếp tục đi thẳng trên con đường mình đang đi
mà không có sự luyến tiếc hay say đắm vì nước, không có sự ràng buột và cấu uế
trong thâm tâm. Bằng việc làm như thế, vị ấy đã thực hành đúng đắn, thích hợp
và năng động. Và sự tuân thủ giới uyển chuyển như thế được gọi là sự tu tập
Giới theo phương pháp uyển chuyển, thích hợp và chuẩn
mực.
Tương tự, đối với giới của Tăng lữ, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một vài ví dụ
điển hình liên quan đến giới điều mà người đệ tử Phật cần phải tu tập với thái
độ uyển chuyển và tích cực như vài điều luật trong 10 giớùi như: không sát
sanh; không ca múa hát xướng; không dùng giường cao tốt đẹp và rộng lớn; không
cất giữ vàng bạc châu báu, không ăn phi thời; …[13] Có nghĩa là làm thế nào người đệ tử
Phật xử sự và duy trì những giới điều này khi một vài sinh vật độc hại (như:
muỗi độc, ruồi, bò cạp, rắn độc…) gây ra những bệnh truyền nhiễm, thương tích
hoặc đi đến cái chết đối với con người (như dịch cúm gia cầm hiện nay); hoặc
khi vị ấy không có tiền để cho phí cho các việc học hành, xe cộ, các cuộc họp
ngoại giao quốc tế, hay xây dựng chùa chiền, tự viện, trường Phật học…; hoặc
khi vị ấy được mời tham gia trong các buổi hội thảo quốc tế ở nước ngoài và
được bố trí ở tại khách sạn sang trọng; hay khi những học Tăng Ni trẻ ăn uống
phi thời vì thời khóa biểu học tập ở các trường Đại học, học viện; … Đĩ là một
vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh cho chúng ta hiểu rằng sự tu tập giới điều
đối với Tăng lữ ngày nay không nên giữ một thái độ cố chấp, bảo thủ; mà ngược
lại họ cần phải ứng dụng và thực hành sự tu tập đó với một tinh thần uyển
chuyển, đúng đắn, sáng tạo và tích cực để thể nhập vào những tình huống và hoàn
cảnh mới trong cuộc sống hiện đại. Đây chính là ý nghĩa tích cực về sự thực
hành giới luật của Phật giáo ngày nay.
2. Sự tu tập Định (Samàdhi)
Nghĩa bóng của từ ‘Samàdhi’ được dùng trong Thánh điển Pàli Phật
giáo với ý nghĩa là Định hay Thiền
định‘concentration’ (or meditation).[14] Tương tự, Samàdhi có nghĩa là buột vào nhau, hợp lại
hoặc kết hợp với’[15] Một
sự giải thích rõ ràng hơn về từ Samàdhi là một trạng thái chăm chú, bình tĩnh
và tập trung của tâm và định mà nó đi kèm với lối sống thiện là điều kiện cần
thiết để đạt được trí tuệ và giải thoát.[16] Thêm vào đó, nhiều học giả khác đã đưa
ra lời giải thích về Samàdhi rằng nó là sự nhất tâm, là sự tập
trung của tâm về một đốùi tượng để loại trừ toàn bộ tất cả những cái khác.[17]
Theo truyền thống, người
ta có thể hiểu lời dạy của đức Phật về Định (concentration) mà người tu sĩ Phật
giáo cần tu tập là loại trừ năm triền cái[18] trong bản thân bằng thiền định, xa rời
tham dục và từ bỏ tính khí bất thiện; vị ấy tuần tự chứng và trú vào Sơ thiền
(the first dhyana), Nhị thiền (the second dhyana), Tam thiền (the third
dhyana), và Tứ thiền (the fourth dhyana)[19]. Tâm vị ấy trở
nên tịch tĩnh, nhất tâm. Sự chuyên chú như thế gọi là ‘Định hoàn hảo’[20]
Trên thực tế, xuyên qua những khái niệm về Định, người đệâ tử Phật cần thấu
triệt rằng sự tu tập thiền định không có nghĩa là ngồi im bất động trong khi
thiền, mà phải được biểu lộ qua những công việc và lối sống hàng ngày để thích
nghi với những tình huống xã hội hiện nay. Có nghĩa là vị ấy tu tập thiền định
bằng cách luôn duy trì trạng thái chánh niệm và tỉnh giác trong khi đi, đứng,
nằm, ngồi, nói, ăn uống, ngủ nghĩ, lái xe, học tập, tắm rữa, đọc sách, … Nói
chung, tất cả những công việc và sự tu tập hàng ngày được dẫn dắt bởi sự
chánh niệm và tỉnh giác. Từ quan điểm trên, chúng ta có thể suy luận rằng khi
một hành giả đang lái xe gắn máy hoặc bất kỳ các loại xe nào, vị ấy luôn giữ
chánh niệm, tỉnh giác và luôn ý thức nghiêm chỉnh khi đang lái xe, không có sự
sao lãng và thờ ơ, không đưa đến kết quả bất lợi, và luôn an toàn, … việc lái
xe như thế được gọi là thiền trong khi lái xe. Cũng vậy, những công việc sự tu
tập hàng ngày khác cũng đều tương tự. Đây chính là ý nghĩa tu tập Định của Phật
giáo mộït cách tích cực và năng độïng trong thời hậu hiện đại.
3. Sự tu tập Tuệ (Prajna
or Pannà)
Thuật ngữ Prajna (Skt.) hay Pannà (Pàli) được bắt nguồn gốc từ ‘jna’ (sự hiểu biết) khi tiếp đầu ngữ
‘pra’ được thêm vào để
mang ý nghĩa là ‘trí tuệ, sự hiểu biết, sự nhận thức đúng đắn, sự nhận ra, cách
phán xét, sự thấu triệt, sự hiểu biết về trực giác,..’[21]
Trong các bộ kinh thuộc truyền thống Nikàya, chúng ta có thể nhận thấy lời dạy
của đức Phật về Prajna(Skt.)
hay Pannà (Pàli) rằng vị nào nhận biết như thật
về sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu chỗ
xuất xứ, vị ấy sẽ có một sự hiểu biết vượt ngoài những điều trên.[22] Mặt khác, đức Phật nhấn mạnh rằng
người đệ tử Phật không chỉ thấu triệt hoàn toàn về nguồn gốc Lý Duyên Khởi
(Skt: Pratìya-samutpàda;
Pàli: Paticca-samuppāda,
the Law of Dependent Origination) bắt nguồn từ vô minh và tham ái, mà còn thấu
hiểu đúng đắn về con đường chơn chánh đưa đến sự tận diệt hoàn toàn các khổ uẩn
bằng cách làm mất dần hoàn toàn tham ái và đoạn diệt vô minh.[23]
Ngày nay, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, người đệ tử Phật tu tập trí tuệ bằng
cách thực hành chánh kiến và chánh tư duy. Có nghĩa rằng vị ấy cần thấu triệt
hoàn toàn lời dạy của đức Phật bao gồm Kinh (Discourses - Sutra), Luật
(Disciplines - Vinaya) và Luận (Super Doctrine - AbhiDhamma)
để ứng dụng đúng đắn vào sự tu tập tâm; truyền bá giáo pháp tùy theo căn
cơ trình độ của con người; thấu suốt triệt để về Lý Nhơn Quả (the theory of
Cause and Effect) đưa đến kết quả thiện ác từ hành động, về Lý Duyên Khởi
(the theory of Dependent Origination) bắt nguồn từ vô minh và tham dục
của toàn bộ khổ uẩn, và đối với Tứ Đế (the Four Noble Truths) cũng như
Bát Chánh Đạo (the Eightfold Path) đưa đến sự đoạn diệt hoàn toàn các
khổ uẩn, đạt đến Niết bàn, giải thoát và giác ngộ tối thượng. Ý nghĩa về
Tuệ như thế được gọi là sự tu tập Tuệ vớùi nghĩa đúng đắn và thích hợp.
Nói chung, trong mối liên hệ mật thiết về Tam Vô Lậu Học, chúng ta có thể nhận
thấy rằng Giới - Định- Tuệ được phối hợp chặt chẽ và tác động hỗ tương với nhau
trên tiến trình tu tập giải thoái giác ngộ. Chính vì vậy, đức Phật đã khẳng
định quan điểm này trong Kinh Trường Bộ: Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ.
Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định
sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát
hoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.[24]
Từ ý nghĩa trên, chúng ta có thể khẳng định mạnh mẽ rằng Giới-Định-Tuệ được xem
như kiềng ba chân. Vì nếu thiếu một trong ba thì nó không thể đứng vững vàng
trên mặt đất được. Sự tu tập Tam Vô lậu cũng vậy. Nếu sự tuân thủ Giới mà không
có sự hiện hữu của Định và Tuệ, nó trở thành sự tuân thủ giới một cách cố chấp.
Tương tự, sự tuân thủ Định và Tuệ cũng như vậy. Quan điểm này đã được chuẩn y
qua lời dạy đầy súc tích của đức Phật như sau: “Giới, định và trí tuệ; với ai
khéo tu tập; vị ấy vượt qua khỏi; thế lực của Ác ma; và chói sáng rực sáng; như
mặt trời chói sáng.”[25]
C. KẾT LUẬN
Qua bao nghịch cảnh và khổ đau mà con người luôn phải đối diện trong cuộc đời
để tồn tại và phát triển, họ luôn phải tiếp nhận những kết quả không như ý muốn
thay vì có được một cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chính mình. Cái mà họ có
thể gặt hái được kết quả ấy chính là: (1)ø nỗi ám ảnh của sự căng thẳng thần
khinh khi phải tính toán, mưu cầu và đấu tranh giữa con người với con người,
con người với xã hội, với hoàn cảnh và thời gian,… để tạo cho mình một vị trí
xứng đáng, một uy quyền thế lực và một cuộc sống đầy đủ vật chất trong xã hội
đầy bon chen và phức tạp; (2) sự mệt mõi về thể xác khi phải làm việc cực nhọc,
phải giao tiếp và ứng xử khéo léo với nhiều đối tượng trong xã hội bằng những
hình thức giả tạm bề ngòai, và phải đối kháng với muôn ngàn sự việc khó khăn,
những bệnh tật nguy hiểm và truyền nhiễõm khác nhau,… để tồn tại và đứng vững
trên cuộc đời này. Tất cả đều xuất phát từ sự mưu cầu quá độ với đầy dẫy những
tính khí tham lam, sân hận và si mê của con người khi đi vào cuộc đời. Vì sao? Vì
họ không trực nhận được bản chất của vạn pháp là vô thường, là giả tạm; họ luôn
lầm tưởng về hình tướng của các pháp trên thế gian là hiện hữu, là thật có, là
bền vững, … nên lấy vọng làm chơn, lấy chơn làm vọng đưa đến kết quả khổ đau
cho chính mình. Vì vậy, khi muốn đối diện và chinh phục với nghịch cảnh và muốn
vượt thoát mọi khổ đau, con người cần có sự tu tập Tam Vô Lậu để thấu triệt
tường tận (Tueä) và ứng xử khéo léo trong những tình huống khó khăn,
để giữ vững tinh thần và nghị lực (Định) vượt qua mọi phiền não đau
khổ, và để thể nhập và duy trì (Giới) cuộc sống đúng đắn, lợi ích cho
mình và người. Có như thế, cho dù chúng ta đang sống và đối diện trước những
tình huống khó khăn và đau khổ, chúng ta vẫn an nhiên tự tại, hé mở hoa tâm với
đầy hương vị tinh khiết của Giới-Định-Tuệ xóa sạch những cấu uế và phiền não mà
cuộc đời ban tặng, hầu tạo một cuộc sống an lạc hạnh phúc cho chính mình và tha
nhơn. Thật vi diệu thay khi thốt lên câu thơ: “Buột tâm lấy Giới làm dây; lắng tâm lấy Định dựng xây đạo tràng; rỏ tâm đuốc Tueä soi đường; tâm không
cảnh tịnh, Niết bàn an vui.”
THƯ MỤC THAM KHẢO
I. KINH
a. BẢN
ANH
Dialogues of the
Buddha,
F. Max Muller, (ed.) & T.W. Rhys Davids, (trans.), Vol. I (1995); W.
& C. A. F Rhys Davids (trans.), T. W. Rhys Davids (ed), Vol. II (1995),
Oxford: PTS.
The Book of the
Gradual Sayings,
F. L. Woodward (trans.), Vol. I (2000), Vol. II (2001); E. M. Hare (trans.),
Vol. III (2001), Vol. IV (1995), Oxford: PTS.
The Book of the
Kindred Sayings,
Mrs. Rhys David (trans.), Vol. II (2000); F. L. Woodward (trans.), Vol. IV
(1996), V (1997), Oxford: PTS.
The Large Sutra on
Perfect Wisdom,
Edward Conze
(trans. & ed.), Delhi: Motilal Banarsidass Publishers Pvt. Ltd., 1990.
The Middle Length
Sayings,
I.B. Horner, (trans.), Vol. I (2000); Vol. II (1997); Vol.III (1996), Oxford:
PTS.
The Minor Anthologies
of the Pali Canon, F.
L. Woodward (trans.), Vol. II (1996), Oxford: PTS.
The Sacred of Books
of the East,
T. W. Rhys Davids & H. Oldenberg (trans.); F. Max Muller (ed.), Vol. 13,
Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, Ptv. Ltd., 1996.
b. BẢN VIỆT
Kinh Trường Bộ,
Thích Minh Châu (dịch), quyển I, TPHCM: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam,
1991.
Kinh Tăng Chi Bộ,
Thích Minh Châu (dịch), quyển I, II, III & IV TPHCM: Viện Nghiên Cứu Phật
Học Việt Nam, 1992.
Kinh Tiểu Bộ,
Thích Minh Châu (dich),
quyển I, TPHCM: Nhà Xuất Bản TPHCM, 1999.
Kinh Tương Ưng Bộ,
Thích Minh Châu (dịch), quyển IV & V, TPHCM: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt
Nam, 1993.
Kinh Trung Bộ,
Thích Minh Châu (dịch), quyển I, II & III, TPHCM: Viện Nghiên Cứu Phật Học
Việt Nam, 1992.
II. SÁCH
Ahir, D.C.,
Buddhism in South-East Asia: A Cultural
Survey, Delhi: Sri Satguru Publications, 2001.
Ananda Gurage (ed.),
Return to Righteousness, Sri
Lanka: Department Cultural Affairs, 1991.
Bapat, P.V. (ed.),
2500 Years of Buddhism,
Delhi: Publication Division, 1997.
Barua, D.K.,
An Analytical Study of Four
Nikāyas, Delhi: Munshiram Manohalal Publishers Pvt. Ltd., 2003.
Buddhaghosa, B., (author)
&
Nanamoli (trans.),
The Path of Purification,
Kandy, Sri-Lanka: Buddhist Publication Society, 1991.
Chopra, P.N., (ed.),
Contribution of Buddhism to World
Civilization and Culture, Delhi: S. Chand & Company LTD, 1983.
Conze, E.,
Buddhist Thought in India,
Delhi: Munshiram Manohalal Publishers Pvt. Ltd., 2002.
Conze, E., (trans. &
ed.),
The Large Sutra on Perfect Wisdom,
Delhi: Motilal Banarsidass Publishers Pvt. Ltd., 1990.
DeGraff, G., (Thanissaro
Bhikkhu), The Wings to Awakening, Taiwan:
The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 1999.
Dhar, S.,
Transformation and Trend of
Buddhism in the 20th Century,
Calcutta: Firma KLM Pvt. Ltd, 1986.
Dutt, N.,
Early Monastic Buddhism,
Calcutta: Firma KLM Private LTD., 1981.
Fowler, M.,
Buddhism: Beliefs and Practices,
Brighton & Portland: Sussex Academic Press, 1999.
Gallmo,
G.,
A Few Facts about Buddhism,
Delhi: D. K. Printworl (P) Ltd., 1998.
Gethin, R.,
The Foundation of Buddhism,
Oxford & New York: Oxford University Press, 1998.
Goldstein, J.,
Insight Meditation: The Practice
of Freedom, Boston & London: Shambhala Publications, Inc., 1994.
H.H. Dalai Lama (au.)
&
Ramanan, R. (compiler),
The Heart of Compassion,
Delhi: Full Circle Publishing, 2001.
Harvey, P.,
An Introduction to Buddhism:
Teachings, History and Practices, Delhi: Munshiram Manohalal Publishers
Pvt. Ltd., 1990.
His Holiness The Dalai
Lama,
The
Way to Freedom, Dharmshala: The Library of Tibet, 2000.
Ilaiah, K.,
God as Political Philosopher:
Buddha’s Challenge to Brahminism, Calcutta: Samya, 2000.
Inder L. Malik,
Dalai Lamas of Tibet, New
Delhi: Computer Prints Combine, 1984.
Joshi, L.M., & et.al,
Buddhism, Patiala:
Publication Bureau, 1999.
Karunyakara, L.,
Modernisation of Buddhism:
Contribution of Ambedkar and Dalai Lama XIV, New Delhi: Gyan Publishing
House, 2002.
Kern, H.,
Manual of Indian Buddhism,
Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, Ptv. Ltd., 1996.
Kirtisinghe, B.P., (ed.),
Buddhism
and Science, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers Pvt. Ltd., 1999.
Kyabgon, T.,
The Essence of Buddhism: An
Introduction to Its Philosophy and Practice, Boston & London:
Shambhala Publications, Inc., 2001.
Lamotte, E. (author)
&
Sara Webb-Boin
(trans.),
History of Indian Buddhism,
Louvain-le-Neuve: Institute Orientaliste de I’Universite’ Catholique de
Louvain, 1988.
Lester, R.C.,
Theravada Buddhism in Southeast
Asia, USA: the University of Michigan Press, 1973.
Ling, T.,
Buddha, Marx, and God,
London: The Macmillan Press LTD, 1979.
Lynn de Silva,
Buddhism: Beliefs and Practices in
Sri Lanka, Delhi: Indian Books Centre, 1980.
Mahathera Narada,
The Buddha and His Teachings,
Kandy, Sri-Lanka: Buddhist Publication Society, 1997.
Mittal, M.P.,
(compiled),
Buddha
and Early Buddhism, Vol. 1, Delhi: Originals, 2002.
Morgan, K.W., (ed.),
The Path of the Buddha: Buddhism
Interpreted by Buddhists, Delhi: Motilal Banarsidass Publishers Pvt.Ltd,
1997.
Narada,
The Buddha and His Teachings,
Kandy, Sri-Lanka: Buddhist Publication Society, 1997.
Narasu, L., (author)
& G. Aloysius (ed.), Religion
of the Modern Buddhist, Delhi: Wordsmiths, 2002.
Narasu,
P.L.,
The Essence of Buddhism, Taiwan:
The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 1999.
Phra Rajavaramuni
(Payutto, P.,),
Thai Buddhism in the Buddhist
World, Thailand: Amarin Printing Group, 1987.
Pandita, S.U., (author);
U Aggacitta (trans.)
& Wheeler, K., (ed.), In
This Life: The Liberation Teachings of the Buddha, Kandy, Sri Lanka:
Buddhist Publication Society, 1993.
Piyadassi, M.,
The Spectrum of Buddhism: Writings
of Piyadassi, Colombo: Printers & Publishers Karunaratne & Sons
Ltd., 1991.
Queen, C.S.,
Engaged Buddhism in the West,
Boston: Wisdom Publications, 2000.
Rahula, W.,
What the Buddha Taught, Sri
Lanka: Buddhist Cultural Centre, 1996.
Rama, K.,
Buddhism: A World Religion,
New Delhi: Sundeep Prakashan, 1999.
Rinchen, G.S., (author)
&
Sonam, R., (trans.
& ed.),
The Six Perfections, Ithaca,
New York: Snow Lion Publications, 1998.
Roscoe, G.,
The Triple Gem: An Introduction to
Buddhism, Chiang Mai, Thailand: Silkworm Books, 1994
Saddhatissa, H.,
Buddhist Ethics, Boston:
Wisdom Publications, 1997.
Saint-Hilaire, J.B.,
The
Buddha and His Religion, Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd.,
1997.
Sanghasen Singh,
A Study of the Sphutartha
Srighanacarasanraha Tika, Patna: K.P. Jayaswal Research Institute, 1983.
Santina, P.D.,
The Tree of Enlightenment,
Taiwan: The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 1999.
Singh, H., & Joshi,
L.M.,
An
Introduction to Indian Religions, Patiala: Publication Bureau, Punjabi
University, 1996.
Sivaraksa, S., & et.al. (ed.),
Buddhist
Perception for Desirable Societies in the Future, Bangkok: Thai
Inter-Religious Commissionfor Development Sathirakoses-Nagapradipa foundation,
1993.
Tachibana, S.,
The Ethics of Buddhism,
Delhi: Cosmo Publications, 1986.
Thích Nhất Hạnh,
The Heart of the Buddha’s Teaching,
New York: Broadway Books, 1998.
Thích Thiện
Hoa,
Phật Học Phổ Thông, quyển I,
Hà nội: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2005.
Warder,
A.K.,
Indian Buddhism, Delhi:
Motilal Banarsidass Publishers Pvt. Ltd., 2000.
Williams, P.,
Buddhist
Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition, London & New
York: Routlege, 2000.
III. BÁCH
KHOA & TỪ ĐIỂN
Crowther, J. (biên tập),
Advanced Learner’s Encyclopedic
Dictionary, Oxford: Oxford University Press, 1992.
Đoàn Trung Còn,
Phật Học Từ Điển, quyển II,
TPHCM: Nhà xuất bản TPHCM, 1997.
Eliade, M., (ed.),
The Encyclopaedia of Religion,
Vol. 5, 11 & 13, New York: Macmillan Publishing Company, 1987.
Kim Cương Tử (chủ biên),
Từ Điển Phật Học Hán-Việt,
quyển I, Hà Nội: Phân Viện nghiên Cứu Phật Học, 1992.
Kapoor, S., (ed.),
The Buddhists Encyclopaedia of
Buddhism, Vol. I, II, IV & V, New Delhi: Cosmo Publications, 2001.
Procter, P., (chủ
biên),
International Dictionary of English, Cambridge:
Cambridge University Press, 1995.
Nguyễn Sanh Phúc (chủ
biên),
Từ Điển Anh- Anh Việt, Hà
Nội: Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 1999.
Rhys Davids, T.W.,
& Stede, W.,
Pali-English Dictionary,
Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, Ptv. Ltd., 1997.
Schuhmacher, S., &
Woerner, G., (ed.),
The Encyclopaedia of Eastern
Philosophy, Boston: Shambhala Publication, 1994.
Weeraratne, W. G.,
(ed.)
The Encyclopaedia of Buddhism,
Vol. V, Sri Lanka: The Department of Buddhist Affairs, Ministry of
Buddhasasana, 2000.
Williams, M. M.,
Sanskrit-Enghlish Dictionary,
Delhi: Motilal Banarsidass Publishers, Ptv. Ltd., 1999.
[1]
Bài tham luận của P. A.
Payutto, Buddhist Solutions for
the 21st Century
(Các Giải Pháp của Phật Giáo đối với Thế Kỷ 21), đọc tại Nghị Viện Tôn
Giáo Thế Giới ở Chicago, 1994, có giá trị tại trang Web:
www.buddhismtoday.com/index/ sociology.htm.
[2]
Nguyễn Sanh Phúc (chủ
biên), Từ Điển Anh- Anh Việt,
Hà nội: Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 1999, trang 1093; Paul Procter (chủ
biên), International
Dictionary of English (Từ Điển Anh ngữ Quốc Tế), Cambridge: Cambridge
University Press, 1995, trang 750; Jonathan Crowther (biên tập), Advanced Learner’s Encyclopedic
Dictionary (Từ Điển Bách Khoa dành cho Người Nâng Cao), Oxford: Oxford
University Press, 1992, trang 476.
[3]
Nguyễn Sanh Phúc (chủ
biên), như trên, trang 34; Paul Procter (chủ biên), như trên, trang 20;
Jonathan Crowther (biên tập), như trên, trang 13.
[4]
Xem thêm trong HT. Kim
Cương Tử (chủ biên), Từ Điển
Phật Học Hán-Việt, quyển I, Hà Nội: Phân Viện nghiên Cứu Phật Học, 1992,
trang 871; Đoàn Trung Còn, Phật
Học Từ Điển, quyển II, TPHCM: Nhà xuất bản TPHCM, 1997, trang 362.
[5]
Nguyễn Sanh Phúc (chủ
biên), như trên, trang 2052; Paul Procter (chủ biên), như trên, trang 1456;
Jonathan Crowther (biên tập), như trên, trang 912.
[6]
HT. Kim Cương Tử (chủ
biên), quyển I, như trên, trang 648; Đoàn Trung Còn, quyển II, như trên, trang
148.
[7]
Xem thêm trong Thích
Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông,
quyển I, 2005: 366ff.
[8]
P. D. Premasiri,
‘Ethics’, in W.G. Weeraratne (Editor-in-Chief), The Encyclopaedia of Buddhism,
Vol. V, 2000: 150. Xem thêm trong Gerald Roscoe, The Triple Gem: An Introduction to
Buddhism, 1994: 8ff-12ff-21ff; B. Sangharakshita, ‘Buddhism in the Modern
World: Cultural and Political Implications’, in P.V. Bapat (ed.), 2500 Years of Buddhism, 1997:
389f; H.H. Dalai Lama (au.); Ramanan, R. (compiler), The Heart of Compassion,
2001: 110ff; Merv Fowler, Buddhism:
Beliefs and Practices, 1999: 58ff; Hammalawa Saddhatissa, Buddhist Ethics, 1997: 40ff;
Mahathera Piyadassi, The
Spectrum of Buddhism: Writings of Piyadassi, 1991: 204ff; Walpola Rahula, What the Buddha Taught, 1996:
46ff; Satchidananda Dhar, Transformation and Trend of Buddhism in the 20th Century, 1986: 19.
[9]
Kinh Trường Bộ, Vol.I, trang
304; Dialogues of the Buddha,
Vol 1, trang 236f. Xem thêm trong Nalinaksha Dutt, Early Monastic Buddhism,
1981: 142ff.
[10]
Kinh
Trung Bộ, Vol.III, trang 360; The Middle Length Sayings, Vol. III,
trang187. Xem thêm ‘Bát Chánh Đạo’ trong Kinh Tương
Ưng Boä, Vol. IV, trang 518; The
Book of the Kindred Sayings, Vol. IV, trang 235 và Vol. V, trang 2f đến
7ff -15-16f-18-20-21ff-29ff-33ff-36ff-43ff-47ff-357; Silva Padmal, ‘Buddhist
Psychology’ trong Subodh Kapoor (ed.), The
Buddhists Encyclopaedia of Buddhism, Vol. I: 248; ‘Four Noble Truths’
trong Subodh Kapoor (ed.), The
Buddhists Encyclopaedia of Buddhism, Vol. II: 557f; J. H. Bateson,
‘Creed’, trong Subodh Kapoor (ed.), The
Buddhists Encyclopaedia of Buddhism, Vol. II: 355ff; P. D. Premasiri,
‘Ethics’ trong W.G. Weeraratne (Editor-in-Chief), The Encyclopaedia of Buddhism,
Vol. V:149f; W. G. Weraratne, ‘Generosity’, trong W.G. Weeraratne
(Editor-in-Chief), The
Encyclopaedia of Buddhism, Vol. V: 323; S. K. Nanayakkara, ‘Four Noble
Truths’, trong W.G. Weeraratne (Editor-in-Chief), The Encyclopaedia of Buddhism,
Vol. V: 263; Taitetsu Unno, ‘Eightfold Path’ trong Mircea Eliade (ed.), The Encyclopaedia of Religion,
Vol. 5: 69ff; Stephan Schuhmacher & Gert Woerner (ed.), The Encyclopaedia of Eastern
Philosophy, 1994: 98f; B. Buddhaghosa (author); Nānamoli (trans.), The Path of Purification,
1979: 517ff; Kenneth W. Morgan (ed.), The
Path of the Buddha: Buddhism Interpreted by Buddhists, 1997: 104ff; K. N.
Jayatilleke, ‘Buddhism and the Scientific Revolution’, in Buddhadasa P.
Kirtisinghe (ed.), Buddhism
and Science, 1999: 14; J. Barthélemy Saint-Hilaire, The Buddha and His Religion,
1997: 97; Mahāthera Nārada, The
Buddha and His Teachings, 1997: 180ff-301; Kancha Ilaiah,God as
Political Philosopher: Buddha’s Challenge to Brahminism, 2000: 60ff; Peter
Harvey, An Introduction to
Buddhism: Teachings, History and Practices, 1990: 68ff; U Chan Htoon,
‘Buddhism: The Religion of the Age of Science’, D. C. Ahir, Buddhism in South-East Asia: A
Cultural Survey, 2001: 212; Martin Baumann, ‘Work As Dhamma Practice:
Right Livelihood Cooperatives of the FWBO’, in Christopher S. Queen, Engaged Buddhism in the West,
2000: 373f; Edward Conze (trans. & ed.), The
Large Sutra on Perfect Wisdom, 1990: 156; A. K. Warder, Indian Buddhism, 2000: 99f;
Thich Nhat Hanh, The Heart of
the Buddha’s Teaching, 1998: 11-49ff; Geoffrey DeGraff (Thanissaro
Bhikkhu), The Wings to
Awakening, 1999: 172ff; P. Lakshmi Narasu, The Essence of Buddhism,
1999: 126ff; Peter Della Santina, The
Tree of Enlightenment, 1998: 45; Somdej Phra Nyānasamvara, ‘What did the Buddha
Teach?’, in Sulak Sivaraksa & et.al. (ed.), Buddhist Perception for Desirable
Societies in the Future, 1993: 250f; Lakshmi Narasu (author); G. Aloysius
(ed.), Religion of the Modern
Buddhist, 2002: 199ff; Shanti Bhikshu Shastri, ‘Buddhist Ethics and Social
Ideas’, in L.M. Joshi & et.al, Buddhism, 1999: 50f; Bhadant Anand Kausalyayan,
‘Buddhism and Other Religions’, như trên, Buddhism:
113; Gunnar Gallmo, A Few
Facts about Buddhism, 1998: 52; Harbans Singh & Lal Mani Joshi, An Introduction to Indian Religions,
1996: 130ff; Phra Rajavaramuni (Prayudh Payutto), Thai Buddhism in the Buddhist World, 1987: 7ff;
Merv Fowler, Buddhism:
Beliefs and Practices, 1999: 48ff; Hammalawa Saddhatissa, Buddhist Ethics, 1997: 44ff;
P. N. Chopra, ‘Buddha and His Religion’, trong P. N. Chopra (ed.), Contribution of Buddhism to World
Civilization and Culture, 1983: 19; Robert C. Lester, Theravada Buddhism in Southeast
Asia, 1973: 32ff; Trevor Ling, Buddha,
Marx, and God, 1979: 33ff; Lynn de Silva, Buddhism: Beliefs and Practices in
Sri Lanka, 1980: 53; Mahathera Piyadassi, The Spectrum of Buddhism: Writings
of Piyadassi, 1991: 199; Lella Karunyakara,Modernisation of Buddhism:
Contribution of Ambedkar and Dalai Lama XIV, 2002: 69ff; Paul Williams,Buddhist
Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition, 2000: 52ff;
Rupert Gethin, The Foundation
of Buddhism, 1998: 79ff; Ananda Gurage (ed.), Return to Righteousness,
1991: 241ff; Traleg Kyabgon, The
Essence of Buddhism: An Introduction to Its Philosophy and Practice, 2001:
7ff; K. Rama,Buddhism: A World Religion, 1999: 21ff.
[11]
Taitetsu Unno, ‘Eightfold Path’ và
John Ross Carter ‘Four Noble Truths’ trong Mircea Eliade (ed.),The
Encyclopaedia of Religion, Vol. 5, 1987: 70, 403; Bhikkhu Bodhi, ‘A
Buddhist Social Ethic for the Next Century’ trong Sulak Sivaraksa (Hon.ed.), Socially Engaged Buddhism for the
New Millennium, 1999: 51; như trên, The
Encyclopaedia of Eastern Philosophy, 1994: 99; Kenneth W. Morgan (ed.), The Path of the Buddha: Buddhism
Interpreted by Buddhists, 1997: 107; Sahnti Tayal, ‘The Buddha’s Middle
Way and Western Psychotherary’ và U. Aung Thein, ‘Buddhist Meditation and
Bioscience’, trong Buddhadasa P. Kirtisinghe (ed.), Buddhism and Science, 1999:
43, 55f; U Ba Khin, ‘The Essentials of Buddha-Dhamma in Practice’, in Jack
Kornfield, Living Buddhist
Masters, 1993: 242ff; Mahathera Narada, The
Buddha and His Teachings, 1997: 185-301; như trên, Early Monastic Buddhism:
142ff; như trên, The Triple
Gem: An Introduction to Buddhism: 8ff-12ff-21ff; như trên, An Introduction to Buddhism:
Teachings, History and Practices: 68ff; U Chan Htoon, ‘Buddhism: The
Religion of the Age of Science’, như trên, Buddhism
in South-East Asia: A Cultural Survey, p. 212; Martin Baumann, ‘Work As
Dhamma Practice: Right Livelihood Cooperatives of the FWBO’, như trên, Engaged Buddhism in the West,
p.373f; như trên, Indian
Buddhism, p.102f; như trên, The
Tree of Enlightenment p.45f-47ff-56-65ff;
Somdej Phra Nyanasamvara, ‘What did the Buddha Teach?’, như trên, trong Buddhist Perception for Desirable
Societies in the Future, p. 251f; như trên, Religion of the Modern Buddhist,
p.200; L. M. Joshi, ‘Buddhist Meditation and Mysticism’, như trên,Buddhism,
p.55f; như trên, A Few Facts
about Buddhism, p.52ff; như trên, An
Introduction to Indian Religions, p.131ff; như trên, Thai Buddhism in the Buddhist
World, p.7f; như trên, Buddhism:
Beliefs and Practices, p.49; như trên, Buddhist
Ethics, p.48; như trên, Theravada
Buddhism in Southeast Asia, p.33ff; như trên, Buddha, Marx, and God,
p.33ff; như trên, Buddhism:
Beliefs and Practices in Sri Lanka, p.53; như trên, The Spectrum of Buddhism: Writings
of Piyadassi, p.204ff; như trên, Modernisation
of Buddhism: Contribution of Ambedkar and Dalai Lama XIV, p.69ff; Paul
Williams, Buddhist Thought: A
Complete Introduction to the Indian Tradition, 2000: 54; như trên, The Foundation of Buddhism,
p.81f.
[12]
Thích Minh Châu, Kinh Trung Bộ, Vol.I, 1992:
307f; I. B. Horner (trans.), The
Middle Length Sayings, Vol. I, 2000: 173f. Xem thêm ‘ví dụ chiếc bè’ như
trên, The Spectrum of
Buddhism: Writings of Piyadassi, p.225f; như trên, Buddhist Thought: A Complete
Introduction to the Indian Tradition, p.38ff; như trên, The Foundations of Buddhism,
p.71f.
[13]
Xem thêm ‘10 giới’ trong The Sacred of Books of the East,
Vol. 13, p. 211; H. Kern, Manual
of Indian Buddhism, 1996: 70; Sanghasen Singh, A Study of the Sphutārthā Śrīghanācārasanraha Tīkā, 1983:
15ff-138ff; như trên, Buddhist
Ethics, 1997: 59ff; E. Lamotte (author) & Sara Webb-Boin (trans.),History
of Indian Buddhism, 1988: 42-54; S. Tachibana, The Ethics of Buddhism, 1986:
76f; như trên, The Essence of
Buddhism, 1999: 39ff; Shanti Bhikshu Shastri, ‘Buddhist Ethics and Social
Ideas’, như trên,Buddhism, 1999: 44f; như trên, Theravada Buddhism in Southeast
Asia, 1973: 50; như trên, The
Foundations of Buddhism, 1998: 87ff; Dipak Kumar Barua, An Analytical Study of Four
Nikāyas, 2003: 128f. Xem thêm ‘Pātimokkha’ trong C.A.F. Rhys Davids,
‘Pātimokkha’, in Subodh Kapoor (ed.), The
Buddhists Encyclopaedia of Buddhism, Vol. IV, 2001:1062ff-1066ff-1109ff;
Reginald Stephen Copleston,Buddhism Primitive and Present in Magadha and in
Ceylon, 1994:119ff; như trên, The
Triple Gem: An Introduction to Buddhism, 1994:123ff.
[14]
Georg Feuerstein, ‘Samadhi’, như
trên, Mircea Eliade (ed.), The
Encyclopaedia of Religion, Vol. 13, 1987: 32.
[15]
M. Monier Williams, Sanskrit-Enghlish Dictionary,
1999: 1159.
[16]
T.W. Rhys Davids & W. Stede, Pali-English Dictionary,
1997: 685.
[17]
Mahathera Narada, The Buddha and His Teachings,
1997: 305.
[18]
Năm Triền Cái là: (1) tham dục (sensual
desires); (2) sân hận (ill will); (3) hôn trầm và thụy miên (sloth and); (4)
trạo hối (restlssness and worry); and (5) hoài nghi (doubts). Xem chi tiết
trong Mahāthera Nārada, The
Buddha and His Teachings: 317ff; Sayadaw U Pandita (author); U Aggacitta
(trans.); Kate Wheeler (ed.), In
This Life: The Liberation Teachings of the Buddha, 1993: 187ff; như trên, An Introduction to Buddhism:
Teachings, History and Practices, 1990: 249f; như trên, The Spectrum of Buddhism: Writings
of Piyadassi: 214ff-250ff (Addendum IV); Joseph Goldstein, Joseph
Goldstein, Insight
Meditation: The Practice of Freedom, 1994: 57f; như trên, Traleg Kyabgon, The Essence of Buddhism: An
Introduction to Its Philosophy and Practice, 2001: 25f.
[19]
Xem thêm về ‘Tứ thiền’ trong E.
Lamotte (author) & Sara Webb-Boin (trans.), History of Indian Buddhism,
1988: 43; như trên, The Path
of Purification, 1991: 136ff; như trên, The
Path of the Buddha: Buddhism Interpreted by Buddhists, 1997: 148f; U. Aung
Thein, ‘Buddhist Meditation and Bioscience’, như trên, Buddhism and Science: 58f;
như trên, The Buddha and His
Religion: 142f; như trên, An
Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices: 250ff; Edward
Conze (trans. & ed.), The
Large Sutra on Perfect Wisdom, 1990: 157f; như trên, Indian Buddhism: 90f;
Nalinaksha Dutt, ‘The Buddhist Meditation’, in Mahendra P. Mittal (compiled), Buddha and Early Buddhism,
Vol. 1, 2002: 194ff; L.M. Joshi, ‘Buddhist Meditation and Mysticism’, như trên, Buddhism: 62f; như trên, Theravada Buddhism in Southeast
Asia: 36f; như trên, Buddhist
Thought: A Complete Introduction to the Indian Tradition: 55; như trên, The Foundation of Buddhism:
184f.
[20]
Kinh
Trường Bộ, Vol. I, 1991:139ff, 301ff, 318ff, 358f, 369f, 379ff; Kinh Trung Bộ, Vol. I, 1992:
403f, 589f, 603ff – Vol. II, 1992: 25, 223, 464 – Vol. III, 1992: 32, 112,
272ff, 304f, 350f, Kinh Tương
Ưng Bộ, Vol. I, 1993: 21f, 310; (I.75.84ff), Dialogues of the Buddha, Vol.
I, 1995: 84ff, 236, 247ff, 270, 279f, 296; The Middle Length Sayings,
Vol. I, 2000: 330ff, 227f, 323 - Vol. II, 1997: 12, 112f, 234f – Vol.
III, 1996: 13, 54f, 132ff, 155, 182; The
Book of the Kindred Sayings, Vol. V, 1997: 9, 174, 272; The Book of the Gradual Sayings,
Vol. I, 2000:147 – Vol. II, 2000: 224 – Vol. III, 2001:17ff, 93 – Vol. IV,
1995:121, 289.
[21]
Như trên, Pali-English Dictionary, p.
390; như trên, Sanskrit-Enghlish
Dictionary, p. 659.
[22]
Kinh
Trường Bộ, Vol. I, 1991: 88; Dialogues
of the Buddha, Vol. I, 1995: 53f. Xem thêm về Tuệ (Pađđā or Wisdom)
trong P. D. Premasiri, ‘Ethics’, như trên, The
Encyclopaedia of Buddhism, Vol. V: 152; Tadeusz Skorupski, ‘Prajđā’, như
trên, The Encyclopaedia of
Religion, Vol. 11: 477ff; như trên, History
of Indian Buddhism: 44ff; như trên, The
Path of Purification: 435ff; như trên, The
Buddha and His Teachings: 320ff-353f; như trên, The Heart of the Buddha’s Teaching:
210ff; His Holiness The Dalai Lama, The
Way to Freedom, 2000: 179ff; như trên, The
Tree of Enlightenment: 65ff; như trên, An
Analytical Study of Four Nikāyas: 159ff; như trên, The Essence of Buddhism: An
Introduction to Its Philosophy and Practice: 69ff; Geshe Sonam Rinchen
(author); Ruth Sonam (trans. & ed.), The
Six Perfections, 1998: 95ff.
[23]
Kinh
Tương Ưng Bộ, Vol. II, 1993: 11ff, 14ff, 29, 33ff, 43, 48, 51ff, 56, 78ff,
82ff, 104ff, 142ff;The Book of the Kindred Sayings, Vol .II, 2000:
2ff, 5, 8f, 11f, 16, 18f, 20ff, 23, 32, 34f, 41f, 54f. Xem thêm ‘Lý Duyên Khởi’
(the Theory of Dependent Origination) trong Kinh Tiểu Bộ, Vol. I,
1999: 115f- 116f;The Minor Anthologies of the Pali Canon, Vol. II,
1996: 1f-2; Kenneth K. Inada, ‘Buddhist Observance’, như trên, The Buddhists Encyclopaedia of
Buddhism, Vol. I: 239f; Bhikkhu Khantipalo, ‘Wheel of Life’, như trên, The Buddhists Encyclopaedia of
Buddhism, Vol. V, 2001: 1479ff; như trên, History of Indian Buddhism,
p. 36ff; như trên, The Path
of Purification, p. 539ff; như trên, The
Path of the Buddha: Buddhism Interpreted by Buddhists, p.154; như trên, The Buddha and His Religion,
p.134ff; như trên, The Buddha
and His Teachings, p.240ff; như trên, An
Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices, p. 54ff;
Edward Conze, Buddhist
Thought in India, 2002: 144ff; như trên, The
Heart of the Buddha’s Teaching, 1998: 221ff; như trên, The Tree of Enlightenment, p.
96ff; như trên, Buddhist
Ethics, p. 16ff; như trên, Theravada
Buddhism in Southeast Asia, p. 29ff; như trên, The Spectrum of Buddhism: Writings
of Piyadassi, p. 137ff; như trên, Modernisation
of Buddhism: Contribution of Ambedkar and Dalai Lama XIV, p. 74ff; như
trên, Buddhist Thought: A
Complete Introduction to the Indian Tradition, p. 62ff; như trên, The Foundation of Buddhism,
p. 141f; như trên, Return to
Righteousness, p. 299ff; như trên, The
Essence of Buddhism: An Introduction to Its Philosophy and Practice, p.
73ff; như trên,Buddhism: A World Religion, p. 16f.
[24]
Kinh
Trường Bộ, Vol. I, 1991: 559, 617, 621f; Dialogues
of the Buddha, Vol. II, 1995:89f, 132f, 136.
[25]
Kinh
Tiểu Bộ, Vol. I, 1999: 364; The
Minor Anthologies of the Pali Canon, Vol. II, 1996:154. Xem thêm về ‘Tam
Vô lậu học’ trong Kinh Tăng
Chi Bộ, Vol. I, 1996: 415ff, 435ff; The
Book of the Gradual Sayings, Vol. I, 2000: 208ff, 219ff; P. D. Premasiri,
‘Ethics’, như trên, The
Encyclopaedia of Buddhism, Vol. V: 150ff; như trên, History of Indian Buddhism,
p. 42ff; như trên, The Triple
Gem: An Introduction to Buddhism, p. 8ff, 12ff, 21ff; B. Sangharakshita,
‘Buddhism in the Modern World: Cultural and Political Implications’, như trên, 2500 Years of Buddhism, p.
389f; như trên, The Heart of
Compassion, p. 110ff; như trên, What
the Buddha Taught, p. 46ff; như trên, Buddhist
Ethics, p. 40ff; như trên, The
Spectrum of Buddhism: Writings of Piyadassi, p. 204ff; như trên, Buddhism: Beliefs and Practices,
p. 58ff; như trên, An
Analytical Study of Four Nikàyas,
p. 121ff; Inder L. Malik, Dalai
Lamas of Tibet, 1984: 154ff.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét