Nếu quý vị nhìn vào một khía cạnh nhỏ bé của Đạo Phật, dĩ
nhiên, nó có thể hiện hữu quá nhiều cho quý vị. Nhưng Đạo Phật không chỉ về một
hay thứ nhỏ bé; nó không là một triết lý nhỏ bé nào đấy. Đức Thế Tôn đã giảng
giải tính chất tự nhiên của mỗi hiện tượng đơn lẻ trong vũ trụ.
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử
chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách.
Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy
xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều
này, dường như những người Phật tử là cực đoan.
Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo
Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ
trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì
như toàn cảnh của một bức tranh. Điều
này rất nguy hiểm.
Có lẻ, người ta đã đọc điều gì đấy từ trường phái Trung Quán
của triết lý Đạo Phật, mà trường phái ấy được biết vì sự tiếp cận nghiêm nhặt
thông minh về chủ đề tính không, bản chất tự nhiên của thực tại, và có thể rất
khó khăn để hiểu. Điều này có thể đưa họ
đến việc suy nghĩ rằng, “Ô, Đạo Phật không phải là một tôn giáo; họ là những kẻ
vô thần. Họ không tin tưởng bất cứ điều
gì; họ nghĩ rằng không có gì tồn tại.
Làm thế nào họ xem họ như là một tôn giáo?” Điều này cũng rất nguy hiểm.
Những người khác có thể kết luận, “Ô! Phật tử tin tường
trong ba Thượng Đế. Họ nói Phật Bảo là
một Thượng Đế; Pháp Bảo là một Thượng Đế khác; Tăng Bảo là Thượng Đế thứ
ba. Họ phải là những người siêu tin
tưởng. Điều ấy là quá nhiều. Ở phương Tây, chúng tôi chưa bao giờ nghe đến
đại loại như ba Thượng Đế; Chúng tôi là tôn giáo, nhưng chúng tôi chỉ có một
Thượng Đế. Chúng tôi thậm chí không thể
đồng ý với những người Phật tử đối với việc họ có bao nhiêu là Thượng Đế.”
Nếu quý vị nhìn vào một khía cạnh nhỏ bé của Đạo Phật, dĩ
nhiên, nó có thể hiện hữu quá nhiều cho quý vị.
Nhưng Đạo Phật không chỉ về một hay thứ nhỏ bé; nó không là một triết lý
nhỏ bé nào đấy. Đức Thế Tôn đã giảng
giải tính chất tự nhiên của mỗi hiện tượng đơn lẻ trong vũ trụ.
Tại mức độ này, tôi đã có khoảng chín hay mười năm kinh
nghiệm giảng dạy triết lý Phật Giáo đến những người Tây phương và thẩm tra nó
thích ứng trong tâm thức họ như thế nào, một cách chính yếu trong những khóa
thiền tập một tháng mà chúng tôi đã tổ chức tại Tu viện Kopan ở Nepal. Trong những khóa này, chúng tôi cố gắng giải
thích về mọi thứ, nhưng tôi đã thấy rằng nếu chúng tôi nói quá nhiều về phía
tiêu cực của sự vật, những học viên sẽ hoàn toàn hoang mang. Không phải tất cả họ, nhưng nhiều người như
thế. Họ nói rằng, “Những lạt ma này nhấn mạnh tiêu cực quá nhiều. Tại sao các thầy không nói nhiều hơn về tích
cực? Đạo Phật không chỉ là về ảo tưởng
và khổ đau. Tại sao các thầy dạy chúng
tôi dữ kiện tiêu cực đó ngày này qua ngày khác?”
Nhưng sự việc về Đạo Phật là trước hết quý vị có thể
đặt mình vào con đường tích cực đến giải
thoát, giác ngộ hay Thượng Đế -- bất cứ điều gì mà quý vị muốn gọi, cái tên
chẳng quan hệ gì – quý vị phải biết tâm ý tiêu cực của quý vị hoạt động như thế
nào.
Nếu quý vị không thấu hiểu hai cực đoan tiêu cực của
chức năng đánh giá quá cao hay quá thấp
bên trong quý vị, làm thế nào quý vị có thể điều chỉnh hành động của quý vị và
đặt chính quý vị vào con đường đúng? Do
vậy, điều thiết yếu là phải biết những khía cạnh tiêu cực của bản chất tự nhiên
của quý vị. Một cách thật sự, nếu quý vị
nhận rõ sự tiến hóa của tâm ý tiêu cực của quý vị từ lúc bắt đầu đến lúc kết
thúc, quý vị sẽ cảm thấy rất thoãi mái.
Trái lại, nếu quý vị không biết nó hành hoạt như thế nào, quý vị cuối
cùng sẽ cho rằng những hành vi tiêu cực là tích cực.
Hơn thế nữa, nếu quý vị cố gắng thực tập lộ trình giải thoát
mà không có nền tảng cụ thể trong những gì là tích cực và những gì là tiêu cực,
một câu hỏi giản dị từ một người nào đấy thử thách đến những gì quý vị đang
thực hiện có thể làm cho quý vị hoàn toàn lạc lối. Quý vị có thể bồi rối và bỏ dở. Đó là dấu hiệu của một tâm thức yếu
đuối. Chúng ta phải thấy một cách toàn
bộ sự tiến hóa của cả tâm thức tiêu cực và tích cực.
Một số người cho rằng Đạo Phật chắc chắn là một tôn giáo dễ
thương luôn luôn nói về những vấn đề thiêng liêng một cách dịu dàng và xã giao. Khi chúng tôi bắt đầu giảng dạy Đạo Phật cho
những người mới bắt đầu, chúng tôi không khởi sự bằng việc nói về những thứ
thánh thiện. Điều đầu tiên chúng tôi
giải thích về tính tự nhiên căn bản của tâm hiện tại – những gì đang xãy ra ở
dưới đây, bây giờ - không phải Đức Phật ở trên kia.
Tuy thế, tại điểm này, tôi muốn nói một điều về tính bản
nhiên của Đức Phật. Như tôi đã đề cập
trước đây, một số người với kiến thức giới hạn về Đạo Phật nghĩ rằng trong khi
Ki Tô Giáo và những tôn giáo khác nói rằng Thượng Đế là duy nhất, thì Phật tử
tôn thờ ba Thượng Đế. Thật sự, nếu quý
vị thấu hiểu tính bản nhiên thật sự của Phật, Pháp và Tăng, quý vị sẽ biết rằng
không có sự tách rời giữa Ba ngôi tôn quý.
Đức Phật là Phật Bảo; Đức Phật là Pháp Bảo, Đức Phật là Tăng Bảo. Việc chấp nhận Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng
Bảo như sự nương tựa cản bản không mâu thuẩn với sự nhất thống của Thượng Đế.
Có những người nghĩ rằng Đạo Phật đơn giản là một triết lý
thông thái và không bao hàm sự thực tập tôn giáo. Điều ấy cũng không đúng. Đạo Phật hàm chứa cả triết lý thông tuệ và sự
thực hành tôn giáo. Khi Đức Thế Tôn đang
giáo hóa, Ngài đã dạy những đệ tử của Ngài như những cá nhân, ban cho mỗi người
bất cứ gì họ cần. Khi cống hiến những
giải pháp đến tâm thức tiêu cực, Ngài hiển lộ những phương pháp khác nhau, bởi
vì tâm thức tiêu cực của mỗi người là khác nhau. Đôi khi Ngài giải thích, “Vâng, điều này tồn
tại,” nhưng vào những lúc khác ngài có thể nói, “Không điều này không hiện
hữu,” hình thành nên trường phái tư tưởng Đạo Phật phù hợp cho mỗi trình độ tâm
thức của mỗi người.
Thấy điều này, con người với tâm thức giới hạn có thể nghĩ
rằng Đức Thế Tôn lẫn lộn, rằng những lời giải thích của Ngài mâu thuẩn. Nhưng Đức Phật không rối rắm. Ngài là một vị thầy thông tuệ, là một người
có thể thấy những tâm thức khác biệt trãi nghiệm những vấn nạn khác nhau và, do
thế, những giải pháp khác nhau được đòi hỏi.
Thí dụ, một bác sĩ tài giỏi có thể nói với một bệnh nhân với một cơn cảm
sốt nhịn ăn trong một vài ngày, nhưng rồi thì bảo bệnh nhân hãy ăn. Người tâm ý nhỏ hẹp có thể quán sát và nghĩ
rằng, “Ông bác sĩ này ngờ nghệch. Một
ngày ông ta nói đừng ăn, ngày kế lại bảo ăn.
Ông này lẫn lộn thật sự.” Nhưng
thật sự, vị bác sĩ là thông thái. Ông
thấu hiểu sự tiến triển bệnh tật của bệnh nhân, vì thế ông chỉ bảo những sự
chửa trị khác nhau tại thời những thời điểm khác nhau.
Đức Thế Tôn, vị Y Vương tối thượng, đã chửa trị đệ tử của
Ngài cùng cách như thế. Ngài đã dạy
chúng sinh tùy theo trình độ tâm thức của họ.
Quý vị không thể đột nhiên khởi đầu nói về những tư tưởng phức tạp của
tư tưởng về khái niệm giác ngộ đến những người với tâm thức hoàn toàn mê
muội. Người ta có một quãng đường dài để
đi; người ta phải được dạy những gì mà tâm tư hạn hẹp của họ có thể tiêu
hóa. Có phải ngay cả Đức Thế Tôn đã dạy
quý vị những gì tâm thức quý vị không thể tiếp thu không, quý vị sẽ hoang
mang. Thay vì đạt được lợi lạc, quý vị
có thể điên cuồng. Quý vị phải biết điều
này.
Ngay cả trước khi Đạo Phật đến Tây Tạng, đã có nhiều trường
phái, giáo thuyết, và triết lý Phật Giáo khác nhau cùng tồn tại. Vẫn còn như thế. Nhưng một cách căn bản, tất cả không có mâu
thuẩn. Thật sự, tất cả những giáo thuyết
và triết lý đa dạng hiện hữu vì sự phát triển từ từ của tâm thức cá nhân con
người.
Trong những triết lý của những trường phái thấp nhất của Đạo
Phật, Đức Thế Tôn đã dạy rằng những hiện tượng là tự hiện hữu. Trong tầng kế, Ngài dạy rằng chúng không hoàn toàn tự hiện hữu; rằng
điều gì đấy đến từ phía đối tượng và điều gì đấy đến từ phía tâm thức. Cuối cùng Ngài giải thích rằng trong thực tế,
không có gì đến từ phía đối tượng; nó chỉ tồn tại trên danh xưng.
Chúng ta thấy rằng một số tôn giáo không có những trình độ
quan điểm khác nhau; không có những sự tiếp cận đa dạng cho sự phát triển dần
dần của tâm thức con người. Trong Đạo
Phật, khi tâm thức chúng ta ở trình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự
thực hành nào đấy để thực tập. Khi, qua
những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít, chúng ta được dạy
những phương pháp của trình độ kế tiếp. Khi
tâm chúng ta đã hoàn thành những điều ấy, chúng ta đi tiếp đến những kỷ thuật
nâng cao hơn. Trong cách này, bởi trình
độ, sự thấu hiểu và nhận thức của chúng ta thay đổi và chúng ta tiến bước trên
con đường tu tập. Do thế, Đạo Phật là
cực kỳ chính xác. Cho dù quý vị là ai,
quý vị có thể tìm thấy những sự giải thích triết lý và phương pháp đặc thù để
thực hành phù hợp với trình độ tâm thức cá nhân của quý vị.
Ở phương Tây, chúng ta cầm lên một quyển sách, “Ô, quyển
sách này có vẻ hay. Tôi thích nó. Tôi nghĩ là tôi sẽ thực tập thiền quán
này.” Nhưng ngay cả những ngôn từ nghe
có vẻ hay ho và quý vị thích những ý tưởng ấy, nếu quý vị không sẳn sàng cho
một sự thực hành nào đấy, thì không có cách nào mà quý vị có thể bổ sung trong
tâm thức quý vị, và nếu quý vị thử, quý vị có thể sau đấy nghĩ rằng, “Ô, phương
pháp này không có kết quả.” Nhưng vấn đề
không phải là với phương pháp; mà nó là với sự cố gắng của quý vị thực hành
điều gì đấy nhưng quý vị chưa sẳn sàng (không hợp với trình độ hiện tại). Quý vị không biết làm thế nào thực hiện những
ý tưởng ấy với tâm thức quý vị hay đem nó vào trong sự thực tập của quý
vị. Đấy là vấn đề.
Chúng ta có thể thấy những ý tưởng hay lạ trong mỗi quyển sách trên thế giới,
nhưng những ý tưởng hay ho ấy liên hệ với tâm thức chúng ta như thế nào? Làm thế nào để đem chúng vào trong thực hành của
đời sống hằng ngày? Nếu quý vị có thể,
nó có ý nghĩa cho quý vị thực hành nó.
Tâm thức quý vị sẽ trở nên uyển chuyển và tế nhị, tĩnh lặng và hòa bình,
và đời sống của quý vị sẽ hạnh phúc hơn.
Quý vị sẽ bắt đầu nếm vị mật cam lồ của Phật Pháp. Trái lại, không có cam lồ, chỉ có
Coca-Cola. Quá nhiều Coke, quá nhiều hơi
gas. Không ngủ mà toàn là chạy đến phòng
vệ sinh. Tôi chỉ đùa! Tôi không nói về vật chất ở đây; đấy chỉ là
những ví dụ cho tâm thức.
Bất cứ điều gì chúng ta tìm thấy trong triết lý nhà Phật và
thực hành ở đấy chỉ đơn thuần cho sự trị liệu tâm lý của tâm thức con
người. Đức Thế Tôn chẳng bao giờ đưa ra
bất cứ một triết lý khó hiểu để Ngài có thể tuyên bố một cách tự hào rằng, “Đây
là giáo thuyết của ta.” Ngài không bao
giờ đề xuất một điểm triết lý đơn độc mà không liên hệ đến tâm thức con người
hay hắc búa để kết hợp với nó. Không bao
giờ. Đạo Phật là một lối sống cho đời
sống của chúng ta, liên hệ đến chính tâm thức chúng ta, quan điểm của chúng ta,
kinh nghiệm của chúng ta. Do thế, hãy
cẩn thận khi chúng ta đánh giá Đạo Phật là như “thế này, thế nọ hay thế kia.”
Thí dụ, sau bài giảng này, quý vị sẽ về nhà và nói với người
ta, “Đạo Phật là thế này, Đạo Phật là thế kia, bởi vì vị Lạt Ma Tây Tạng này
nói thế.” Nhưng xin đừng nghĩ rằng tối
nay tôi đã nói với quý vị tất cả về Phật Giáo.
Tôi vừa mới bàn sơ qua trên bề mặt.
Nhưng gì tôi đang nói ở đây không có ý gì đánh giá hay lượng định Đạo
Phật.
Vì những trường phái khác nhau của triết lý Đạo Phật và
những quan điểm ấy tăng dần – những trường phái khác nhau cho những tâm thức
khác nhau – làm thế nào quý vị biết là khi quý vị cẩm một quyển sách đặc thù
nào đấy lên, những gì nó hàm chứa là phù hợp với tâm thức quý vị? Dĩ nhiên, trong những giáo huấn của Đức Thế
Tôn có những phương pháp cho mỗi chúng ta.
Nếu quý vị thông minh, quý vị chắc chắn có thể chọn lựa một quyển sách
thích ứng với quý vị. Trong Phật Giáo,
có điều gì đấy cho mỗi người – điều gì đấy mà bất cứ người nào cũng có thể thấu
hiểu và biến thành hiện thực – và không có gì quá khó cho bất cứ người nào, mà
không tâm thức con người nào có thể thấu hiểu.
Đức Thế Tôn ban bố những giáo huấn chính xác mà có thể được thấu hiểu
bởi bất cứ cá nhân nào tùy theo trình độ tâm thức của họ - những phương pháp
khác nhau, những quan điểm khác nhau, những triết lý khác nhau, những giáo
thuyết khác nhau.
Thí dụ, Đức Thế Tôn đã cho một sự giải thích tổng quát về
việc nghiệp báo thể hiện trong đời sống hằng ngày như thế nào mà quý vị không
cần một sự thông minh tinh vi để hiểu.
Trong ngay giáo huấn đầu tiên, về Bốn Chân Lý Cao Quý, Ngài đã giảng
giải nghiệp báo rất đơn giản. Đầu tiên,
Ngài nói về sự thật khổ đau. Điều ấy hợp
lý chứ? Nếu ai đấy diễn tả chính tâm
thức khích động của quý vị - nó đến như thế nào, nó đi như thế nào, những loại
hậu quả mà nó có – quý vị từ bỏ nó như thế nào?
“Ô, quá nhiều cho tôi.” Không thể
được. Làm sao quý vị từ chối lời lẽ của
một người nào đấy nói với quý vị một cách đúng đắn và chi tiết về việc tâm thức
của quý vị là khích động; nó xung đột
hằng ngày như thế nào trong đời sống của quý vị bởi vì nó bị phân hóa, không
hòa hiệp? Nếu ai đấy cho quý vị nghe một
lời giảng giải toàn hảo về điều này, tại sao quý vị nói là nó quá khó để hiểu?
Chúng tôi không cố gắng để giảng giải cho những người mới
bắt đầu những điều phức tạp của triết lý Trung Quán. Chúng tôi có thể nói ngay lập tức ai đã sẳn
sàng để nghe những giáo lý về tính không và ai không thể. Nhưng chúng tôi có thể daỵ họ về những vấn đề
họ đối diện mỗi ngày trong đời sống của họ và bản chất của khổ đau thật sự
trong một cách mà họ có thể thấu hiểu sự tiến triển của thực tại hằng ngày của
họ.
Thật sự, Đức Thế Tôn đã dạy vể khổ đau của nhân loại và tâm
thức khích động trong nhiều cách khác nhau.
Đối với một số người, Ngài đưa ra những sự giải thích rất đơn giản; đối
với những người khác, tiến bộ thông minh hơn, Ngài cho những giải thích vi tế
và kỷ thuật hơn. Ngay cả cung cách Ngài
dạy về bản chất tự nhiên của khổ đau là kỳ lạ - Ngài có rất nhiều cách tiếp cận
khác nhau để giới thiệu về đề tài này đến tâm thức con người. Không kinh ngạc chứ? Làm thế nào quý vị có thể phủ nhận tâm thức
khích động của quý vị? “Tôi không tin là
tôi có một tâm thức khích động. Tôi
không muốn nghe về điều ấy.” Làm sao quý
vị có thể phủ nhận điều này? Mỗi ngày trong
đời quý vị, quý vị bị giam trong thân thể vật lý của quý vị và phải chịu đựng
nó. Khi người nào đấy giải thích bản
chất tự nhiên của nó đến quý vị, làm sao quý vị có thể phủ nhận nó?
Có lẽ quý vị sắp tranh luận rằng quý vị không có một tâm
thức khích động. Trong trường hợp ấy,
tôi sẽ nói, hãy kiểm tra quý vị khi quý vị thức dậy vào buổi sáng. Hãy tỉnh thức chỉ một ngày, rồi quý vị sẽ
thấy. Hay không ngay cả một ngày. Chỉ cố gắng ngồi tĩnh lặng trong một giờ
trong tư thế xếp bằng tréo chân. Tự ngã
của quý vị sẽ biểu lộ bứt rứt một cách hoàn toàn: “Ô, đầu gối tôi đau.” Sự đau đớn ở đầu gối là tạm thời, ngắn ngủi;
nhưng tâm thức khích động của quý vị duy trì tiếp diễn và tiếp diễn và tiếp
diễn – cả ngày và cả đêm; hàng tháng, hàng năm.
Nó không bao giờ ngừng nghĩ.
Trong Phạn ngữ, chữ dùng cho giáo huấn của Đức Phật là Pháp
Bảo hay Giáo Pháp (Dharma). Giáo Pháp là y dược hay thuốc men. Giống như mỗi loại bệnh tật thân thể có thuốc
riêng cho từng loại, Đức Thế Tôn đã diễn tả phương pháp đặc thù cho mỗi loại
bệnh hoạn tinh thần. Đấy là những
gì Ngài đã dạy. Ngài đã không đưa ra cùng một loại giảng dạy
cho mọi người, bất chấp họ là ai hay rắc rối của họ là gì. Do thế, quý vị không thể nói một cách đơn
giản rằng, “Đạo Phật là thế này.”
Giáo Pháp không chỉ có một thứ.
Như tôi đã đề cập trước đây, có nhiều trường phái tư tưởng
Phật Giáo. Hai trường phái chính là Tiểu
Thừa và Đại Thừa. Đến lượt Đại Thừa lại
chia ra thành Ba La Mật Thừa Hiển Giáo và Kim Cương Thừa Mật Giáo. Kim Cương Thừa (Vajrayana) hay Tương Tục Thừa
(Tantrayana) hay Tantra [1] cũng bao gồm nhiều tông phái. Một cách căn bản, có bốn tông phái, mỗi tông phái có những kỷ thuật đặc
thù, nhưng tôi không đi vào vấn đề này ở đây.
Tuy nhiên, điều quan trọng cho quý vị để biết là có một sự hiện diện của
một con đường tổ chức chu đáo, từng bước một, mà nhờ đấy quý vị có thể dần dần
phát triển tâm thức để giác ngộ. Vì Phật
Giáo Tây Tạng chưa thiết lập một cách toàn hảo trên vùng này của thế giới, tôi
chỉ đề cập điều này cho quý vị có một ít thông tin.
Thí dụ, ngày nay chúng ta đã tiến bộ những kiểu thức giao
thông, như xe chạy nhanh và phản lực cơ, nhưng không có nghĩa là không còn nơi
nào cho những chiếc xe đạp. Trong sự
tiến triển giao thông của con người, chúng ta đã khởi đầu với những chiếc xe
đơn giản, rồi mới tới những chiếc xe hơi, rồi đến máy bay và bây giờ chúng ta
có hỏa tiển mặt trăng và v.v… Rồi thì
sau này sẽ có những thứ gì đấy hơn cả hỏa tiển ngày nay; đừng nghĩ rằng chúng
là sự sáng chế tối hậu của con người.
Không có giới hạn cho tâm thức con người có thể phát triển xa như thế
nào. Như ngày nay, mọi người có truyền
hình, nhưng một vài thập niên trước đây, nếu quý vị diễn tả một máy truyền hình
đến một người nào đấy, họ sẽ không tin một thứ như vậy là có thể hiện hữu. Hay ngày nay, trong những quốc gia phát
triển, tối thiểu, nhiều người có xe hơi.
Có lẻ vào thời gian nào đấy, tất cả những người này sẽ có phản lực cơ
của riêng họ. Quý vị sẽ nói với tôi rằng
điều ấy không thể có, nhưng tại sao không?
Những thứ này là những hiện tượng vật chất và nếu tâm thức con người đưa
nổ lực trong phương hướng như thế, những thứ như vậy có thể ngày càng bộc lộ
rõ. Không có gì siêu nhiên; chỉ là chưa
xãy ra mà thôi.
Cách nào đi nữa, những gì tôi đang nói chỉ như ở đây, với
những thứ vật chất này, có những mức độ phát triển và những lối giải thích xưa
kia đừng lẫn lộn với những thứ mới sau này, cũng thế với triết lý, giáo thuyết,
quan điểm và phương pháp bao hàm trong giáo huấn thậm thâm của Đức Phật tất cả
ở đấy cho sự phát triển tâm linh dần dần của bất cứ cá nhân con người nào và
không xung đột cùng mâu thuẩn với nhau.
Dĩ nhiên, nếu quý vị nghĩ rằng thế giới cảm giác vật chất mà
chúng ta nhận thức là tất cả của sự tồn tại, và không có khả năng nào để đạt
tới điều mà quý vị có thể tưởng tượng, rằng nó chỉ hoàn toàn là sự ức đoán tinh
thần, điều ấy thật dại khờ. Ngay cả
người sáng chế ra hỏa tiển đã phải hình dung trong tâm thức của người ấy trước
khi ông ta có thể chế tạo nên nó. Đầu
tiên ông ta mơ tưởng về nó; rồi thì ông đặt những yếu tố vật chất với nhau cần
thiết để sản xuất nó; rồi thì hỏa tiển xuất hiện. Không có cách nào ông ấy có thể sáng chế nên
một hỏa tiển mà không tạo ra trong tâm thức ông trước. Thế thì quý vị có thể thấy, tất cả những sáng chế khác nhau
hiện tại kết quả từ năng lực tâm thức của con người. Do vậy, đừng nghĩ rằng những giấc mơ không
bao giờ trở thành hiện thực. Nó là có
thể lắm chứ.
Có lẻ bây giờ đã đủ.
Một cách căn bản, Đại Thừa Phật Giáo chứa đựng nhiều phương pháp và kỷ
năng và mỗi thứ một cần thiết cho sự phát triển tâm thức mỗi con người. Tôi sẽ không đi vào chi tiết ở đây, nhưng nếu
quý vị có bất cứ câu hỏi nào, tôi sẽ vui vẻ cố gắng trả lời chúng.
HỎI: Tôi muốn hỏi một
vài điều về tái sinh. Một số nhà huyền
bí học tin rằng nếu thầy sinh ra ở một quốc gia phương Tây, thầy sinh ở đấy vì
những bài học mà thầy được học ở phương Tây và tiếp tục một giáo huấn phương
Đông là thoái bộ, bởi vì thầy đã từng ở phương Đông nhiều lần trước đây. Hiện tại, điều này có thể là một quan điểm
buồn cười, nhưng một số người chấp chặc nó và tôi tự hỏi thầy nghĩ gì.
ĐÁP: Ồ, đấy là một
câu hỏi hay – Tôi nghĩ! Vậy thì, sự kết luận của ông là gì? Rằng những ai sinh ra ở phương Tây là những
con người tiến bộ và đối với họ học hỏi những triết lý phương Đông là thoái hóa
trong thế giới thú vật? Đấy nó nghe
dường thế ấy chứ gì. Nhưng đấy là một
câu hỏi hay; một số người có thể nghĩ như thế.
Và tôi đồng ý rằng có thể có một cố người nói rằng “tôi đã được nuôi
dưỡng với lối sống Tây phương. Tôi không
thể chịu đựng nó được nữa. Tôi sẽ đi về
phương Đông.” Người này cũng là cực
đoan, và sự chối bỏ phương Tây của ông ta và tiếp nhận những ý tưởng phương
Đông trong cách này có thể được thấy như một sự trở lại thế giới loài vật.
Nhưng những người phương Tây khác có thể nghĩ, “Tôi đã có
mọi thứ. Tôi là người học vấn đàng
hoàng, tôi có vợ và gia đình, một nghề nghiệp tốt, một căn nhà, một chiếc xe,
và hàng khối tiền, nhưng tôi vẫn không hài lòng. Khi tôi là một đứa bé, tôi nghĩ nếu có tất cả
những thứ này tôi sẽ hạnh phúc, nhưng tôi vẫn không vui.
Tiền bạc không là tất cả. Tôi cần
hổ trợ tâm thức của tôi.” Ông ta biết
toàn bộ kinh nghiệm phương Tây từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc nhưng ông
vẫn không hài lòng và muốn học hỏi về tâm thức.
Thế thì, ông ta đi đâu? Ông biết
rằng những nhà tâm lý học Tây phương không thể giải thích tính bản nhiên của
tâm thức và nó hoạt động như thế nào trong giây phút hiện tại. Nhưng ông ta cần sự hài lòng ngay bây
giờ. Ông muốn có thể đối diện thế giới
và giúp tâm thức ông ấy mà không có sợ hãi.
Ông ta tìm kiếm chung quanh và đi đến kết luận rằng những phương pháp
phương Đông của tư tưởng có thể hổ trợ ông hơn những thứ của phương Tây. Đi đến những người phương Đông trong cách này
là một chương trình, không phải là một sự thoái bộ lại thế giới loài vật. Đối với một số người, điều ấy cần thiết. Do thế, tiếp nhận tư tưởng phương Đông có thể
là tích cực cho một số người, trong khi đối với một số người khác có thể là
tiêu cực.
HỎI: Những nhà khoa
học nói rằng có những chúng sinh thông minh khắp vũ trụ. Có phải Trái Đất là nơi duy nhất mà con người
có thể đạt được giác ngộ hay thầy có quan tâm rằng có những chúng sinh thông
tuệ trên những hành tinh khác có thể đạt đến giác ngộ trong trình độ vật lý của
chính họ không?
ĐÁP: Không phải chỉ
trong thái dương hệ này mà quý vị có thể đạt được giác ngộ. Cả khoa học và Đức Thế Tôn đã từng diễn tả
hàng tỉ tỉ thái dương hệ. Những gì Đức
Thế Tôn đã diễn tả 2.500 năm trước đây và những nhà khoa học ngày nay đã khám
phá đã gặp nhau một cách tuyệt vời.
HỎI: Thầy đã từng tái
sinh chứ? Thầy có những đời sống tiền
kiếp chứ?
ĐÁP: Vâng, dĩ
nhiên. Tâm thức tôi – nhưng không phải
thân thể này – đã đến từ những kiếp sống trước.
Và tôi sẽ tiếp tục mãi mãi. Đời
sống này sẽ trở thành quá khứ của đời sống tương lai của tôi. Không ai có thể làm dừng lại năng lượng của
thần thức hay tâm thức. Do thế, tự giết
mình không phải là giải pháp cho một đời sống khó khăn. Tốt hơn cứ đơn giản làm dịu lại và chờ cho
cái chết đến vào đúng thời điểm của nó.
HỎI: Có phải Đạo Phật
dạy về sự chấm dứt của một tâm thức đặc thù hay có phải sự chuyển tiếp tâm thức
tiếp diễn mãi mãi?
ĐÁP: Một số loại tâm
thức nào đấy có thể chấm dứt nhưng không có sự chấm dứt của tâm căn bản. Tâm thức từng thời khắc – những làn sóng trên
đại dương – có thể dừng nhưng năng lượng đại dương tâm lưu truyền mãi mãi.
HỎI: Có phải đấy có
nghĩa là thế giới và vũ trụ sẽ tiếp tục vô tận?
ĐÁP: Tôi nói đấy là
tâm thức tiếp tục.
HỎI: Và ai là kẻ giữ
cho bánh xe này lưu chuyển?
ĐÁP: Ai giữ bánh xe
của tâm thức chuyển động? Năng
lượng. Thí dụ, năng lượng của tâm thức
quý vị của hôm qua tự động di chuyển đến tâm thức hôm nay của quý vị. Giống như thân thể vật lý của quý vị trong ấy
khi thân thể chết đi, năng lượng của những nhân tố của nó tiếp tục hoạt động,
mặc dù trong một hình thức khác.
HỎI: Có phải luôn
luôn có cùng số lượng chúng sinh? Có
phải luôn luôn có cùng số lượng?
ĐÁP: Trong thái dương
hệ này, con số thay đổi. Đôi khi nhiều
hơn, đôi khi ít hơn; trong thái dương hệ
này, chúng sinh đến và đi.
HỎI: Có phải điều ấy
có nghĩa là chúng ta có thể hiện thân trong một thái dương hệ khác?
ĐÁP: Vâng, chúng ta
thể hiện vào trong những thế giới khác.
Đôi khi chúng ta có thân thể hữu tướng; đôi khi thân thể chúng ta là vô
tướng.
Nhưng bây giờ chúng ta phải dừng lại. Nếu quý vị có những
câu hỏi khác, xin hãy nêu lên vào tối ngày mai và chúng ta có thể tranh luận
với nhau sau đấy.
---***---
[1]Tantra nghĩa là tương tục Từ ngữ ‘tantra’ có nghĩa là ‘sự
tương tục’. Mật Điển Du-già có tên gọi là Trang Nghiêm Kim Cương Tâm Yếu Mật
Điển giải thích rằng giải thích rằng tantra là một sự tương tục được định nghĩa
là sự tương tục của tâm thức. Trên căn bản của tâm thức này, mà với cấp độ phát
khởi chúng ta phạm phải những hành vi tiêu cực, như một kết quả của những điều
đó, chúng ta trải qua vòng luân hồi tàn bạo của sinh tử. Trên con đường tâm
linh, cũng trên căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể tạo nên
những sự cải thiện tinh thần, trải nghiệm những nhận thức cao thượng của đạo
pháp và v.v… Nó cũng là căn bản của sự tương tục tâm thức mà chúng ta có thể
đạt đến thể trạng toàn giác [nhất thiết trí]. Do thế, sự tương tục này của tâm
thức luôn luôn hiện diện, đấy là ý nghĩa của tantra hay sự tương tục. TỔNG QUAN
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG-
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-81_4-7669_5-50_6-3_17-146_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Nguyên tác: Buddhism: Something For Everybody
Ẩn Tâm Lộ ngày 17/06/2011
0 nhận xét:
Đăng nhận xét