Trong Đạo Phật có Bồ Tát Quan Thế Âm, được gọi là Bồ Tát
lắng nghe, lắng nghe tiếng kêu trầm thống của chúng sinh mà tìm đến cứu giúp.
“Lắng lòng nghe một chút thôi, thì bao khổ nạn đạo đời vượt qua”.
Có những con vật khi gặp nạn gần chết, tiếng kêu của nó bi
thương thống thiết. Chỉ cần có người lắng nghe dùm và tìm phương cách cứu giúp, có khi cứu được một bầy đàn. Các
Tăng Ni trẻ hiện nay của Phật Giáo rất nhiều vị lơ là về hiểm nạn CẢI ĐẠO, có
nhiều vị không biết, không cần biết vì sao
tín đồ tình cảm không mặn mà với mình, ngoảnh mặt quay lưng với mình. Vì
sao tín đồ mình rất dễ bỏ mình khi bị người khác dụ. Tuy nhiên vẫn còn một số
vị Tăng Ni trẻ, luôn thao thức nghĩ về tiền đồ của Phật giáo mà tìm cách hoằng
pháp như trường hợp Sư Cô Pháp Hỷ
Dhammanand. Đồng cảm với một số Cư Sĩ trong việc chấn hưng Đạo, Sư Cô
viết thư bày tỏ nỗi niềm với các vị Cư Sĩ hữu tâm. Cư Sĩ Đào văn Bình chuyển
thư cho chúng tôi đọc, thấy bức thư tâm huyết, bày tỏ tấm lòng của Sư Cô đối
với đạo pháp, đúng là một bực Đại trượng phu ẩn tàng trong hình hài nhi nữ. Ni
giới mà được giáo hội cấp đất cho họ múa, thì họ múa đẹp không khác gì con gái
Bình Định.
“Ai về Bình Định mà coi,
Con gái Bình Định múa roi đi quyền”.
Kính giới thiệu bức thư của một Ni Cô với lòng trân trọng
nhất.
Thích Giác Tâm
-----------------------
Nỗi lòng Sư Cô Pháp Hỷ Dhammanand
Chào đạo hữu Đào Văn Bình, Kim Anh và Trung Lam
Tôi rất tâm đắc với những vấn nạn mà ông Bình đưa ra. Rất
tiếc hiện Giáo Hội Phật giáo Việt nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại vẫn còn
chưa thấy hết hiểm họa mất dần tín đồ. Hơn 10 năm trước, dù chỉ là những Tăng-
Ni trẻ, chúng tôi đã cảm thấy quan ngại trước một sự "phục hưng" chỉ
có tính phong trào của phật giáo ở VN. Chúng tôi có viết thư cho những vị có
thẩm quyền nói rõ quan ngại đó, nhưng chẳng ai để ý đến lời của một cô Ni trẻ
không có uy tín gì!
Và chúng tôi, những Tăng Ni trẻ đã tìm một con đường khác:
đi du học, hấp thụ những tinh hoa của Phật giáo các nước khác, trau dồi thêm
kiến thức và kinh nghiệm tu hành, kinh nghiệm hoằng pháp để một ngày nào đó có
thể làm cho ánh sáng Phật Pháp tỏa sáng theo bước chân của những Sứ Giả Như
Lai. Hiện nay có một số ít tăng ni trẻ đi đến những vùng sâu-xa như Tây nguyên,
Hà tĩnh, Nghệ an, Hà Giang, (xin bấm vào đây xem hình ảnh
http://www.khemarama.net/TINTUC) để lập chùa và hướng dẫn tín đồ, nhưng rất
tiếc chúng tôi làm những việc này là do tự phát cá nhân, không có một tổ chức
Phật giáo nào ở trong nước cũng như ở Hải ngoại hỗ trợ chúng tôi. Điều này cũng
nói lên Phật giáo có một yếu điểm là khâu tổ chức không được như một số tôn
giáo khác. Và chúng tôi đang học qua việc làm thực sự để có thể đưa ánh sáng
Phật pháp đi xa hơn.
Ở những nơi có thiên tai bão lụt, các phái đoàn Phật giáo
cũng làm từ thiện rất nhiều, nhưng vì bản chất của Phật giáo là không ép ai
phải theo đạo mình, nên trong những gói quà cứu trợ đó không có kèm theo những
cuốn sách nói về giáo lý Phật giáo cũng như cách sống của người Phật tử. Hiện
nay tôi đang kết hợp với những Phật tử Mã Lai để in một số Kinh sách Phật giáo
rất hữu ích như cuốn
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP (link
http://budsas.110mb.com/uni/u-hoihay/kvandap01) và một số
sách của cố Đại lão Hòa thượng Sri Dhammananda, một nhà sư Sri Lanka đã truyền
đạo Phật rất thành công ở Malaysia và Singapore hơn 50 năm qua, để phổ biến ở
VN.
Theo thiển ý của tôi, nếu Tăng- Ni và Phật tử ở trong và
ngoài nước đều đồng lòng, đừng bị những mặc cảm và hận thù của quá khứ chia rẽ,
để cùng hợp sức tu tập và đưa Phật giáo đi lên đúng hướng thì việc cải đạo
trong cộng đồng người Việt sẽ khó mà thực hiện được. Một điều đáng nói nữa là
sự chia rẽ tông phái, hay cùng một tông phái nhưng lại có sự phân biệt Tăng, Ni
(Ni thường ít được lắng nghe và ít được ủng hộ hơn) cũng khiến cho sức bật của
Phật giáo yếu đi rất nhiều.
Vài dòng chia sẻ cùng quí đạo hữu. Thân chúc quí vị thân tâm
thường an lạc.
Trong tâm từ,
SC Pháp Hỷ Dhammanand
(Tựa đề do BBT chùa Bửu Minh thêm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét