Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Kalachakra vấn đáp phần 1: Chuẩn bị cho việc tiếp nhận lễ Quán Đỉnh

imageNếu đấy là một cõi Tịnh Độ, thì không phải là cõi trời (god realm). Có một số Tịnh Độ mà con người có thể đến. Ngay cả những người không phải Phật tử cũng có thể đến được và một khi ở đấy, họ sẽ theo đuổi con đường tâm linh.


Question Sessions with H. H. the Fourteenth Dalai Lama Concerning the Kalachakra Initiation

Dharamsala, India, November 5, 1983; August 13, 1984;

January 22, 1985; March 25, 1985; March 26, 1986

Anh dịch: Alexander Berzin

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 02/01/2011

MỤC LỤC:

1-    Những Chủ Đề Giới Thiệu cho việc Thọ Nhận Lễ Quán Đỉnh

2-    Shambhala

3-    Tiên Đoán Về Sự Xâm Lăng Của Những Người Hung Tợn

4-     Học Tập Về Lễ Quán Đỉnh Và Những Thệ Nguyện Trước Khi Nhận Lễ Quán Đỉnh

5-     Tham Dự Như Những Người Quán Sát Đơn Thuần



1- Những Chủ Đề Giới Thiệu cho việc Thọ Nhận Lễ Quán Đỉnh

BERZIN: Khi tôi sang phương Tây năm tới để giới thiệu về lễ quán đỉnh Giáo Pháp Thời Luân, điều gì lợi lạc để giúp mọi người chuẩn bị? Điều gì hữu ích cho mọi người biết như căn bản cho việc tham gia lễ quán đỉnh?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động. Sau đấy, vì lễ quán đỉnh là quan trọng và vì tiếp nhận lễ quán đỉnh, giữ gìn thệ nguyện là căn bản, và trước điều này rèn luyện trong những lộ trình thông thường của bồ đề tâm và khái niệm đúng đắn về tính không là cực kỳ thiết yếu; sẽ rất tốt nếu ông giải thích một ít về những điều này.

Thêm nữa, nếu ông còn thời gian, hãy giảng về cung cách thông thường của việc tiến hành với vô thượng du già, từng bước một, và những đặc trưng mà nó chia sẻ với giáo pháp tương tục (tantra) một cách phổ quát. Không có một nền tảng và sự chuẩn bị tốt, sẽ không có gì trở nên liên hệ với tantra. Tôi cũng sẽ giới thiệu về những điều này như mở đầu.

BERZIN: Còn về việc diễn tả lịch sử của Giáo Pháp Thời Luân và sự lan truyền của nó đến Ấn Độ và Tây Tạng thì thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Điều ấy tốt lắm.

2- Shambhala



SHAMBHALA

BERZIN: Có lợi ích không khi giải thích về Shambhala?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chắc chắn rồi. Ông nghĩ nó ở đâu?

BERZIN: Tôi hoàn toàn không biết. Serkong Rinpoche nói rằng nó không phải ở trên Trái Đất, nhưng có lẻ là ở một thế giới khác nơi của những đĩa bay. Đấy là bởi vì luận điển nói về những người đến từ Shambhala trên những phương tiện máy bay. Họ đến từ Shambhala để xem xét tình hình của chúng ta. Một vài nền văn hóa trong những người bản địa của Nam Mỹ và Nam Phi châu cũng có những huyền thoại như thế, những khách viếng thăm như thế đã đến từ xa xưa ngoài không gian và dạy họ về việc làm lịch cùng thiên văn học. Có lẻ họ đã đến từ Shambhala.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Theo quan điểm của Phật Giáo, Shambhala là một cõi Tịnh Độ như Cực Lạc Tây Phương, cõi Đâu Suất, và Khachari (cõi Dakini)

BERZIN: Shambhala không phải là một thế giới con người chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nếu đấy là một cõi Tịnh Độ, thì không phải là cõi trời (god realm). Có một số Tịnh Độ mà con người có thể đến. Ngay cả những người không phải Phật tử cũng có thể đến được và một khi ở đấy, họ sẽ theo đuổi con đường tâm linh.

BERZIN: Shambhala có bao gồm thế giới luân hồi hay niết bàn không? Serkong Rinpoche nói nó là một thế giới luân hồi.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Dường như nó ở trong thế giới luân hồi. Tuy thế, một khi đến cõi luân hồi này, tâm thức và trái tim con người tự nhiên phát triển một cách nhanh chóng hơn. Chắc chắn giống như thế giới nhân gian trong cõi luân hồi lưu chuyển nơi mà những người đặc biệt đã xây dựng một kho tàng to lớn của năng lực tích cực (công đức, khả năng tích cực).

BERZIN:  Vậy thì nó không nhất thiết là một cõi tịnh độ, nhưng chỉ là tương tự như một cõi tịnh độ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Nó không phải là một cõi tịnh độ trong ý nghĩa của một thế giới chư thiên.  Nó là một thế giới con người, nhưng chắc chắn cũng là một cõi tịnh độ.

BERZIN: Nó không ở trên Trái Đất?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nó không ở trên Trái Đất. Nếu thế, chúng ta có thể tìm ra nó. Tuy nhiên, nó chắc chắn ở trong vũ trụ, nhưng chúng ta cần nghiệp thanh tịnh để đến đấy. Tôi tự hỏi, nếu chúng ta có thể thật sự đến đấy một cách trực tiếp bằng một cố phương tiện cơ giới nào đấy, như phi thuyền. Tại sao tôi nghĩ như thế, tôi không biết. Nhưng, những gì mà Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ ba, Palden - yeshey nói làm cho vấn đề hơi phức tạp một chút. Trong ‘Cẩm Nang Hướng Dẫn Con Đường đến Shambhala’, ngài đã viết rằng, nếu quý vị thực hiện một khóa tu thiền quán mãnh liệt, rồi thì quý vị có thể thật sự gặp những bổn tôn và các ngài sẽ giúp quý vị đi đến Shambhala. Ngài viết như thế. Do vậy, đấy không phải là một hành trình vật lý thông thường.

BERZIN:  Serkong Rinpoche đã nói với tôi rằng cha của ngài là Serkong Dorjechang đã từng đi đến Shambhala và đã đem về hoa và trái cây, mà họ đã để trong nhà của họ.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT  MA:  Tôi quy y với ngài!  Đức Ban Thiền Thứ Ba cũng đã đến Shambhala.  Một số đạo sự uyên bác cũng đã đến đấy.  Có một tường thuật của Taranatha [1] đi đến Shambhala, nhưng tôi nghĩ đấy là qua một thân mộng uyển. Tuy thế, nó không trên trái đất tròn này.  Chắc chắn là một tịnh độ  với nhân sinh tương tự trên trái đất này.  Thật khó để nói.

BERZIN:   Luận điển Thời Luân nói về lục địa lớn và nhỏ của Diêm Phù Đề [2].  Về nửa vùng phía Bắc của lục địa nhỏ, sách liệt kê sáu vùng đất về phia Bắc , một vùng là Shambhala.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Thật khó khăn.  Nếu chúng ta nói trong những dạng thức như vậy, thế thì Shambhala sẽ lầ một nơi trên Trái Đất này.  Cũng có đề cập trong sách về núi Phổ Đà La (Potala) ở phương Nam, vùng đất Ugyan (Skt. Oddiyana) ở phía Tây, Núi Ngũ Phong ở phía Đông và Shambhala ở phía Bắc.

BERZIN:   Serkong Rinpoche đã nói về những thứ này, một số ở trên Trái Đất và một số thì không.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Một cách chính xác, đấy là tại sao.  Có hai cho mỗi thứ:  những thứ thật sự và những thứ tương tự và đại diện cho chúng.  Thí dụ, theo học giả Gendun-chopel, Ugyan ở trong Sindhi (Swat Valley ở Pakistan).  Ngày nay, đấy là một vùng Hồi Giáo.  Nó hoàn toàn không rõ ràng, nhưng đối với Núi Đồng Sắc (Copper-Colored Mountain) mà Liên Hoa Sinh Đại Sĩ đã đến trong Ugyan, chắc chắn là trong một cõi tịnh độ vô nhiễm.

Bây giờ đối với Núi Phổ Đà La ở phương Nam, thì như một đại diện cho nó, có một núi ở Nam Ấn.  Nhưng rồi thì có một ngọn núi Phổ Đà của Quán Thế Âm, là môt cõi tịnh độ (Phổ Đà Sơn).  Đối với Núi Ngũ Nhạc, có một nơi quen thuộc ở Trung Hoa , Ngũ Đài Sơn, với tên này như là một nơi thật sự ở phía Đông , mà cũng có một cõi tịnh độ của Văn Thù Đại Sĩ có cùng tên.

Vì vậy, hoàn toàn chắc chắn Shambhala cũng là một cõi tịnh độ như thế, với một vị trí nào đấy đại diện cho nó.  Cũng có một tiền lệ trước cho sự biểu hiện của nó.  Tuy nhiên, nó không thể tìm thấy trong bất cứ nơi nào.  Có nhiều lý do và dấu hiệu để nói về sự hiện hữu của nó, nhưng bởi vì nó không ở trên thế giới này, thế thì ngoại trừ vì nó biểu hiện là một cõi tịnh độ vô nhiễm, không có điều gì khác có thể liên hệ đến những điều trong luận điển.

BERZIN:   Và về những chi tiết nói đến những đĩa bay?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có thể nói rằng chúng có liên hệ với Shambhala.  Một cách chắc chắn, có những chúng sinh khác trong vũ trụ này.  Có những loại chúng sinh khác và dứt khoát vì thế họ ở những thế giới khác, không chỉ trong thế giới chúng ta.  Điều ấy là rõ ràng.  Có nhiều thiên hà.

Bây giờ, Shambhala bao  hàm trong thiên hà của chúng ta, có lẻ ngay cả trong thái dương hệ của chúng ta, vì luận điển nói nó bao gồm trong Diêm Phù Để (hệ thống thế giới cua chúng ta).  Do thế, nó nói về một cõi tịnh độ trong hệ thống thế giới của chúng ta, tuy vậy, có thể rộng lớn hơn, nơi chỉ có những chúng sinh với nghiệp thanh tịnh có thể đến và nơi mà những chúng sinh với thân thể con người.

BERZIN:   Ở phương Tây, chúng tôi đã từng nói về Shangrila.  Điều này có liên hệ gì không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Nó là một nơi thanh khiết, có phải không?  Tôi không biết, nhưng chắc chắn là thế.  Tên gọi biểu thị cho một nơi thanh tịnh, vì thế tôi nghĩ tên gọi chắc chắn có nguồn gốc từ Shambhala.

3- Tiên Đoán Về Sự Xâm Lăng Của Những Người Hung Tợn

BERZIN:   Giải thích cách nào hay nhất về những tiên đoán về những kẻ xâm lược hung tợn không phải người Ấn, người Lalo?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Chúng ta thật sự có thể nói rằng họ là những người Hồi hay những nhóm cùng chia se những phong tục thông thường với họ không?  Hoàn toàn không chính xác.  Tôi không biết nói thế nào.  Thí dụ, ở Mông Cổ, họ gọi người Nga “Turuka,” tên khác xuất hiện trong văn bản cho những kẻ xâm lược Lalo.  Những người Cộng sản thông thường bị gọi Turuka hay Lalo.  Lolo, thế thì, là những kẻ cố gắng tiêu diệt Phật Giáo một cách chủ tâm.

BERZIN: Có  phải tốt nhất chỉ gọi họ là Lalo trong tiếng Anh?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vâng, Lalo có lẻ là tốt nhất.  Nếu ông nhìn vào Tantra Thời Luân Tóm Lược, nói rằng Lalo ăn thịt bò và trứng.  Liên hệ đến những kẻ không phải người Ấn [vì người Ấn không ăn thịt bò và trứng], và không nghi ngờ gì nữa là những người đến từ vùng khí hậu ấm.  Rõ ràng là Âu châu, những vùng khí hậu mát, không có gà.  Tôi cũng không nghĩ nó phải ở vào những thời xa xưa.  Người Hy Lạp và La Mã chắc chắn ăn gà [và người Ấn ban sơ dùng thuật ngữ Lalo (skt. Mlecha) cho quân đội xâm lược của Alexander Đại Đế của Macedonia].  Ở Tây Tạng, chúng tôi đặc biệt không ăn trứng.  Đấy là phong tục Ấn Độ, thế thì tại sao liên hệ đến trứng?

Turuka liên hệ đến người Turkic [3], có phải không?  Trong những người Hồi xâm lược Ấn Độ, có vài làn sóng của người Turkic.  Tuy thế, những người Mughal không phải Turkic và họ xâm lược về rất sau này.  Có phải những người vào lúc ấy [và cuối thế kỷ thứ chín hay thứ mười khi giáo huấn Thời Luân đến Ấn Độ] bị gọi là Thổ (Turk)?  Tôi nghĩ rằng nếu luận điển có một liên hệ lịch sử, họ liên hệ đến những người Turkic xâm lược Ấn Độ.

Tuy thế, Turuka liên hệ thông thường đến những ai tàn phá Phật Giáo [cho dù những bộ lạc ở Trung Á hay những nơi khác, cho dù Hồi Hồi, Cộng sản, hay bất cứ tín ngưỡng nào khác.]

BERZIN:   Có phải người Lalo có thể chỉ là biểu tượng và chỉ liên hệ đến những năng lực tàn phá mà chúng ta phải chiến đấu trong một trận chiến tâm linh nội tại hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi tự hỏi nó có phải chỉ là biểu tượng hay không?  Khi luận điển nói về chiến tranh và Đại lĩnh Thần hầu [4], nó chỉ là biểu tượng hay thật sự, tôi không biết.

BERZIN:   Nhưng chúng thật có những ý nghĩa biểu tượng, như luận điển Thời Luân giải thích.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Vâng, nhưng những luận giải của những đạo sư uyên bác không chỉ xem chúng một cách biểu tượng, mà cũng là đúng như thế.  Tuy nhiên, nếu sự liên hệ nói đến một cuộc chiến nguyên tử, nó sẽ không có cho đến gần như 400 năm nữa.  Nhưng nó sẽ như thế nào, tôi không biết.

BERZIN:   đôi khi người Tây phương hỏi trận chiến này và vị Phẩn Nộ Chuyển Luân Thánh Vương [5][vị lĩnh đạo của Shambhala đánh bại người Lalo] có sẽ xuất hiện sớm  hơn không.  Điều đấy có thể chứ?



PHẨN NỘ CHUYÊN LUÂN VƯƠNG

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi không biết.  Thật khó khăn để nói.  Nhưng nếu Shambhal xuất hiện sớm hơn, thế thì chúng tôi sẽ có thể trở lại Tây Tạng sớm hơn.  Shambhala đến càng sớm; sự giải thoát sẽ càng sớm hơn.

4- Học Tập Về Lễ Quán Đỉnh Và Những Thệ Nguyện Trước Khi Nhận Lễ Quán Đỉnh

 BERZIN:   Như một giới thiệu cho lễ quán dỉnh, như thế có cho phép diễn tả mạn đà la, bao nhiêu bổn tôn, màu sắc, và v.v…?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Được thôi.  Nếu người ta biết một ít về những chương trình của lễ quán đỉnh là điều rất tốt.  Sau này, trong lễ quán đỉnh thật sự, tôi sẽ giới thiệu mỗi phần.  Nhưng nếu mọi người biết trước một ít, sẽ rất hữu ích.

BERZIN:  Về phần những thệ nguyện Mật tông và cam kết thầy trò (samaya), có được phép để nói cho mọi người trước hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Theo tiến trình Mật thừa, người ta không được công khai những thệ nguyện này trước lễ quán đỉnh.  Tuy nhiên, đối với những ai chân thành tiếp nhận lễ quán đỉnh nếu họ biết trước một ít, rồi thì lễ quán đỉnh sẽ xãy ra một cách thật sự mạnh mẽ và toàn hảo.  Nhưng những người như vậy cần phải là những Phật tử thành tâm và xác định rõ về việc tiếp nhận lễ quán đỉnh hay những ai đã từng tiếp nhận những lễ truyền pháp Vô Thượng Du Già trước đây.  Để giải thích cho những người như vậy, sẽ không có gì lỗi lầm.  Một cách đặc biệt nếu những người đã tiếp nhận những lễ truyền pháp Vô Thượng Du Già khác, thế thì không có sai trái với sự giải thích những cam kết (samaya) Thời Luân Kim Cương.

Đối với những ai chưa nhận lễ quán đỉnh Vô Thượng Du Già (anuttarayoga) và không có ý định tiếp nhận lễ truyền pháp, thí dụ, những ai chỉ là những học giả, thì không tốt để giai thích cho họ.  Tốt hơn là có một số hạn chế.  Tuy nhiên, nếu những thệ nguyện Mật thừa và những cam kết samaya đã phổ biến rồi và người ta hiểu sai  chúng và chấp giữ những quan niệm sai lầm về chúng, điều cần thiết là để qua một bên sự cấm đoán.  Tốt hơn là cho mọi người một sự giải thích đúng đắn, hơn là để họ làm mất uy tín Mật tông do bởi những tin tức sai lầm hay sự giảng giải nghèo nàn.



5- Tham Dự Như Những Người Quán Sát Đơn Thuần

BERZIN:   Trong những người sẽ tham dự lễ quán đỉnh, hầu hết thích thú trong Phật Giáo, nhưng thật khó để nói họ sẽ chấp nhận Đạo Phật hay không.  Những ai không theo Phật Giáo, nhưng tham dự lễ quán đỉnh sẽ không muốn thọ giới Bồ Tát và những thệ nguyện Mật Tông.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Đây là một điều mà tôi thường nói đến vào lúc lễ quán đỉnh.  Rồi thì họ chỉ muốn như những người quán sát hay chứng kiến.  Tôi nói như thế lần cuối tôi truyền pháp ở Hoa Kỳ.  Cũng thế, ở Pháp, khi tôi truyền trao lễ quán đỉnh tám biểu hiện Liên Hoa Sinh Đại sĩ (Guru Rinpoche), trong ngày thứ hai, Thị Trường Jacques Chirac [7] đến và tôi đã mời ông tham dự như một người chứng kiến.  Ông ta không phải là Phật tử, mặc dù thích Đạo Phật.  Vì thế không có gì tai hại.

Vì vậy, lúc truyền giới Bồ Tát, tôi thường giải thích rằng chỉ những Phật tử, muốn tiếp nhận và những ai có thể giữ giới, mới cần quán tưởng điều này.  Rồi thì, tôi cũng làm như thế với thệ nguyện Mật Tông.  Những ai không có nguyện ước thọ nhận giới nguyện chỉ như những người quán sát hay chứng kiến [và đừng theo đuổi những tiến trình tương tự và quán tưởng].

BERZIN:   Khi người ta ở đấy như vậy và quán chiếu, điều gì tốt nhất cho họ để suy tư và những gì lợi ích cho họ đối với những người quán chiếu?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:  Tôi không thể nói.  Mặc dù người ta có thể đề xuất những tư tưởng hữu ích nếu người như vậy tiếp nhận, nhưng chúng ta không có quyền khuyến khích họ nên suy nghĩ như thế này hay thế nọ.  Chỉ đơn giản là những người quán chiếu.  Một số ngay cả đi đến phê bình Phật Giáo.  Điều ấy là có thể.  Tuy nhiên, chúng ta không bình phẩm.  Đấy là quyền của họ.  Đối với những người chúng ta là Phật tử, chúng ta có thể cho họ những lời hướng dẫn đến những gì để suy tư và hành động trong lễ quán đỉnh; những đối với những người khác, chúng ta không thể đề xuất những hướng dẫn cho họ.  Chúng ta chỉ có thể nói quán chiếu và đấy là tất cả.

Một số có thể đi đến những cảm giác bệnh hoạn, nhưng hầu hết không có cảm giác như vậy.  Đối với những ai không có cảm giác bệnh hoạn, không có vấn đề gì với họ.  Nhưng, đối với những kẻ đi đến với cảm giác như thế đối Đạo Phật, thì họ không cần phải đến.  Đối với những người với cảm giác bệnh hoạn đối với Phật Giáo thì tốt hơn là ở nhà.  Tuy nhiên, không có điểm nào trong việc nói rằng đừng có cảm giác bệnh hoạn.  Vì vậy, tốt hơn thật sự là những người quán sát vô tư và thế rồi không có gì để nói.  Có phải như thế không?

---------------

Phụ chú trong ngoặc vuông của Giáo sư Berzin

[1] Taranatha: tên của một học giả sử gia người Tây Tạng thuộc dòng Jonangpa, truyền thống bị cấm đoán vởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm vì cho rằng đấy là truyền thống ngoại đạo.  Tác phẩm nổi tiếng của ông có nhan đề là “Lịch Sử Phật Giáo ở Ấn Độ”.

[2] Jambuvipa:  châu Diêm Phù Đề, Nam Thiệm Bộ Châu, Nam Châu, Nam Bộ, Nam Diêm Phù Đề, Nam Phù.

[3] Turkic:  những người nói tiếng Altaic bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmen, Kirghiz, Tarta…từ Thổ Nhĩ kỳ đến Tây Bắc Trung Hoa, đặc biệt ở Trung Á.

 [4] Hanuman – Cáp Nô Man – nhân vật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ

[5] Dragpo Korchen (Drag-po 'khor-can, Skt. Rudrachakrin)

[6] Hứa nguyện, hay thệ nguyện thiêng liêng mà đấy sẽ kết chặc hành giả Kim Cương Thừa với vị Kim Cương Sư và Yidam.  Hành giả cam kết và cố găng giữ gìn thệ nguyện cũng như  những thực hành nào đấy.  Samaya – damsig:  Cảnh nhà tu quyết đắc Phật huệ.  Từ này gồm những nghĩa:  Tam bình đẳng – Tam mật tương ưng: thân – khẩu – ý như nhau.  Thệ nguyện giữ giới.  Cảnh giác làm thức tỉnh giác ngộ.  Trừ cấu chướng: diệt trừ phiền não chướng ngại đối với thân tâm.

[7] Jacques René Chirac (trợ giúp·chi tiết) (sinh ngày 29 tháng 11năm 1932 tại Paris) là một nhà chính trị người Pháp. Ông đã được bầu làm Tổng thống Pháp vào năm 1995 và 2002. Từng giữ những chức vụ Bộ trưởng bộ Nông nghiệp, Thủ tướng, Thị trưởng Paris và rồi Tổng thống Pháp.

Ẩn Tâm Lộ ngày 08/01/2011

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người theo dõi

Slider(BỂ KHỔ)

LIÊN KẾT

BẤM ĐÂY ĐỂ LIÊN KẾT>>>

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cheap international calls
Blogger Gadgets