Hệ thống Bí Mật Tập Hội [3] của Mật Pháp Tương Tục Du Già
Tối Thượng [4] cũng bao hàm trình độ vĩ mô vũ trụ song song đến những phương
pháp thiền quán cho việc thâm nhập vào tâm linh quang. Nó thự hiện sự liên hệ
đến những vòng tuần hoàn mà vũ trụ trãi qua một cách định kỳ, với sự tái diễn
không thể kiểm soát của tan rã (hoại), thời điểm trỗng rỗng (không), tiến triển
(thành), và chịu đựng (trụ), tương tự đến những gì mà những chúng sinh bất toàn
trãi qua với những sự tái diễn không thể kiểm soát của chết, thời điểm trung ấm
thân, tái sinh, và thọ mạng của đời sống. Những sự thực hành thiền quán giải
thoát hành giả khỏi sự khống chế không chỉ những chu kỳ tái diễn nội tại của
chết, tái sinh, mà cũng tự do với những vòng tuần hoàn tương ứng ngoại tại của
vũ trụ.
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời
luân’của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ xung thêm xa hơn những sự song
hành nội tại và ngoại tại. Nhằm để làm cho tiến trình tịnh hóa có thể hoàn
thành trọn vẹn, hệ thống này trình bày một kiểu mẫu thiên văn học ngoại tại và
những chu kỳ thiên văn, nhưng cũng đặt song song những thực hành thiền tập đặt
biệt của nó. Vì cùng mục tiêu tính chất bao gồm, hệ thống cũng trình bày một
hình ảnh bố trí đặc biệt của lịch sử, địa lý, và sinh lý học tương tự song song
với cấu trúc này, nhưng điều ấy, do bởi đồ án có ý thức của nó, khác biệt với
hình ảnh được trình bày trong những kinh luận Phật Giáo khác. Bằng việc thấu
hiểu tất cả những hướng dẫn tương ứng này – và những cấu trúc vĩ mô xãy ra dưới
ảnh hưởng của con người và nghiệp nhân, hành giả tiếp nhận sự thiền quán Thời
Luân tương ứng nhằm để tịnh hóa sự tương tục tâm linh nghiệp báo của họ và đạt
đến giải thoát cùng giác ngộ. Do vậy, khuynh hướng căn bản của sự thực hành
Giáo Pháp Thời Luân không khác với những hệ thống Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối
Thượng.
Nhằm để làm cho sự trình bày của những thực hành thiền quán
cho việc vượt thắng vô minh si ám và những cảm xúc phiền não hoang dã khơi dậy
nghiệp chướng cần được tịnh hóa, Giáo Pháp Thời Luân thêm vào hình ảnh minh họa
những chu kỳ diễn tả lịch sử của những đấng cứu thể chân chính và sai lạc,
những sự xâm phạm Bạch Ngọc Cung (Shambhala), những chiến trận khải huyền, và
những thời đại hoàng kim mới. Sự trình bày lịch sử này minh họa trên những đặc
trưng của chính trị, sự kiện, và những tín ngưỡng tôn giáo – đạo đa thần phổ
biến và những quan tâm về thời gian và địa điểm thể hiện trong văn học Thời
Luân, đấy là vào đầu thế kỷ thứ mười Tây Lịch trong khu vực giữa miền Đông A
Phú Hản và Kashmir.
Điều quan trọng để đánh giá sự kiện rằng văn kiện Giáo Pháp
Thời Luân đã thiết lập một cách có ý thức những minh họa lịch sử phù hợp với
cấu trúc của sự thực tập thiền quan. Do thế, sự dự đoán và một chiến trận quyết
liệt tương lai giữa thiện và ác [5] xãy ra 1.800 năm sau việc tìm ra hệ thống
tín ngưỡng của những năng lực xâm phạm, đại diện của vô minh si ám, tương
đương:
1. 1.800 hơi thở xãy ra trong mỗi 12 thời điểm hoàng đạo[6]
tượng trưng của một ngày.
2. 1.800 hơi thở đi chính yếu qua chóp mũi trong 12 thời
điểm luân phiên của một ngày, trong ấy chính yếu thổi hơi thở luân phiên từ lỗ
mũi này sang lỗ mũi kia.
3. 1.800 hơi thở thổi qua mỗi 12 kinh mạch hoàng đạo tượng
trưng của luân xa rốn trong tiến trình một ngày.
4. 1.800 giờ chiêm tinh trong mỗi 12 tháng âm lịch, mỗi
tháng có 30 ngày, trong mỗi ngày có 60 giờ chiêm tinh.
5. 1.800 phút trong 30 độ của mỗi 12 biểu tượng của hoàng
đạo, mà trong mỗi độ có 60 phút.
6. 1.800 năm của sự rộ nở Giáo Huấn Thời Luân trong ‘lục
địa’ của chúng ta sau chiến trận khải huyền [7].
7. 1.800 năm mà Giáo Huấn Thời Luân sẽ rộ nở sau đó trên mỗi
11 ‘lục địa’ khác trong sự trình bày địa lý của Giáo Pháp Thời Luân.
8. 1.800 hạt năng lượng hạt nguyên sơ sắp xếp trong mỗi khu
vực của 12 khu vực thuộc kinh mạch năng lượng trung ương trong thời điểm của 12
cấp độ tâm thức của Bồ Tát địa.
9. 1.800 thời khắc không thay đổi của kinh nghiệm tỉnh thức
an lạc trên căn bản của mỗi mỗi nhóm này của 1.800 hạt.
10. 1.800 khí năng lượng của nghiệp báo được chấm dứt và
1.800 khía cạnh của thói quen nghiệp báo được loại trừ bằng phương tiện của mỗi
nhóm của 1.800 thời khắc của sự an lạc tỉnh thức không thay đổi của tính không.
Hơn thế nữa, mỗi khu vực chiến trận của những lực lượng xâm
lược và phản công chiến thắng có một sự tương ứng với một hay những khía cạnh
của vô minh si ám và lực lượng phản công của tuệ trí. Thế thì rõ ràng, hình ảnh
lịch sử được trình bày trong văn học Thời Luân chưa bao giờ có khuynh hướng như
một tuyên bố chính sách chính trị xã hội của Đạo Phật. Phải thừa nhận rằng, một
ít trường hợp hiếm hoi đã từng xãy ra mà trong ấy một số lĩnh đạo quân sự của
Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ, Liên Bang Xô Viết, và Đế Quốc Nhật Bản đã khám phá
những chủ đề trong hình tượng này cho mục tiêu chính trị. Nhưng những sự lạm
dụng này bị căn cứ trên sự thấu hiểu sai lạc xu hướng của Giáo Huấn Thời Luân.
Người ta không chứng minh rằng một việc thực hiện sự thấu hiểu sai lạc tương tự
có bao giờ xãy ra, hiện tại, hay sẽ là chương trình chính trị của những Đạt Lai
Lạt Ma Tây Tạng. Đưa đến kết luận như vậy là một sai lầm luận lý (logic) như
kết luận rằng sự khởi đầu một cuộc Viễn Chinh thánh chiến hay Tòa Án Dị Giáo là
chính sách thông thường của Giáo Hội Thiên Chúa (Christian Church).
Đối thoại và thấu hiểu liên tôn giáo, tốt hơn là nghi ngờ
sai lầm và mất niểm tin, là cần thiết cho việc nuôi dưỡng hòa bình thế giới.
Ban pháp khai tâm Thời Luân là một cống hiến của Đạo Phật đến chương trình quan
trọng vô cùng này và chắc chắn không là một tiến trình bổ sung cho một cuộc
thánh chiến Phật Giáo. Nó đưa con người của những niềm tin khác biệt và tín
ngưỡng trần gian kết hợp với nhau trong một không khí hòa bình cho một sự tái
khẳng định chí nguyện đạo đức của con người để phản công vô minh si ám và thành
kiến với sự thông hiểu và tôn trọng hổ tương.
–
[*] Giáo Pháp Thời Luân: Kalachakra
[1] Giáo Pháp Tương Tục: Tantra – thuật ngữ Tantra có nghĩa
là tương tục, tinh thần tương tục, đời sống tương tục- “Tiếp theo là Mật thừa,
là điều mà tôi cho rằng có một số liên hệ đến lần chuyển pháp luân thứ ba. Từ
ngữ ‘tantra’ có nghĩa là ‘sự tương tục’. Mật Điển Du-già có tên gọi là Trang
Nghiêm Kim Cương Tâm Yếu Mật Điển giải thích rằng giải thích rằng tantra là một
sự tương tục được định nghĩa là sự tương tục của tâm thức. Trên căn bản của tâm
thức này, mà với cấp độ phát khởi chúng ta phạm phải những hành vi tiêu cực,
như một kết quả của những điều đó, chúng ta trải qua vòng luân hồi tàn bạo của
sinh tử. Trên con đường tâm linh, cũng trên căn bản của sự tương tục tâm thức
mà chúng ta có thể tạo nên những sự cải thiện tinh thần, trải nghiệm những nhận
thức cao thượng của đạo pháp và v.v… Nó cũng là căn bản của sự tương tục tâm
thức mà chúng ta có thể đạt đến thể trạng toàn giác [nhất thiết trí]. Do thế,
sự tương tục này của tâm thức luôn luôn hiện diện, đấy là ý nghĩa của tantra
hay sự tương tục.” – Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Ba – TỔNG QUAN VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG.
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-81_4-7669_5-50_6-3_17-146_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
[2] Anuttarayoga
[3] Guhyasamaja
[4] Tantra Yoga Tối Thượng – Anuttarayoga tantra
[5] Armageddon battle
[6] zodiac
[7] the apocalyptic battle
Kalachakra Does Not Advocate or Predict an Actual World
Armageddon
Tác giả: Alexander Berzin, March 2008
Ẩn Tâm Lộ ngày 04/12/2010
0 nhận xét:
Đăng nhận xét