Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Năm Uẩn

imageTuệ giác là sự hiểu biết về các pháp bằng sự quán chiếu chính mình hơn là chỉ quan sát các ngôi sao và những hoạt động của các hành tinh xa xôi. Chúng ta không đi ra ngoài rồi nhìn vào cây cối và thưởng ngoạn thiên nhiên như thể nó là một đối tượng tầm nhìn của chúng ta, nhưng chúng ta đang thực sự quan sát thiên nhiên như nó hoạt động bên trong sự hình thành cá nhân của chính mình.


Khi các cơ quan của con người đang còn tồn tại và giác quan đang hoạt động, chúng ta phải thường xuyên quán sát, tỉnh táo và chánh niệm, bởi vì mãnh lực của thói quen tham đắm thế giới dục lạc như là tự ngã vô cùng mạnh mẽ. Đây là điều kiện hết sức hệ trọng đối với tất cả chúng ta. Vì vậy, con đường mà Đức Phật đã dạy là phương pháp chánh niệm với sự phản chiếu của tuệ giác. Thay vì bàn luận về vấn đề siêu hình, về sự hữu hạn của con người, hoặc điểm cuối cùng của vũ trụ, giáo pháp của Đức Phật chỉ nhắm đến tác duyên của dục lạc là điều duy nhất đã đẩy chúng ta rời xa tuệ giác.

Tuệ giác là sự hiểu biết về các pháp bằng sự quán chiếu chính mình hơn là chỉ quan sát các ngôi sao và những hoạt động của các hành tinh xa xôi. Chúng ta không đi ra ngoài rồi nhìn vào cây cối và thưởng ngoạn thiên nhiên như thể nó là một đối tượng tầm nhìn của chúng ta, nhưng chúng ta đang thực sự quan sát thiên nhiên như nó hoạt động  bên trong sự hình thành cá nhân của chính mình.

Những gì làm nên chính chúng ta có thể được phân loại như năm sự tập hợp hay năm uẩn: sắc uẩn (rupa, form), Thọ uẩn (vedana, feeling), tưởng uẩn (sañña , perception) , hành uẩn (sankhara, mental formation or thought process ), và thức uẩn (viññana, sense consciousness). Chúng nó cung cấp một phương tiện thiện xảo về cái nhìn đối với tất cả hiện tượng giác quan trong các nhóm. Điều dễ nhất để quán chiếu là Sắc uẩn, mô hình cơ thể của chính bạn, bởi vì bạn có thể ngồi ở đây - chạm vào mặt đất, nặng nề… đó là dễ thấy nhất. Nó là một sự di chuyển chậm hơn so với hiện tượng tinh thần như Thọ uẩn (cảm giác), Tưởng uẩn (suy nghĩ), Hành uẩn (sự biến động của tâm thức), và Thức uẩn (phân biệt). Bạn thực sự có thể quán chiếu ngay trên cơ thể của chính mình với những chu kỳ dài của thời gian, chú tâm vào hơi thở hơn là ý thức, bởi vì hơi thở là ở trong khả năng kiểm soát khi chúng ta tập trung vào. Thông thường mọi người có thể dễ dàng quán chiếu hơi thở của chính mình.

Bạn có thể quán chiếu cảm thọ về đôi mắt của bạn. Chúng nó có cảm giác. Quán chiếu cái lưỡi, sự ẩm ướt của miệng hoặc lưỡi chạm vào trong vòm miệng của bạn. Bạn có thể quán chiếu cơ thể như một cơ quan cảm giác, tạo cho bạn những cảm giác của niềm vui và đau đớn, nóng và lạnh. Chỉ cần quan sát những gì mà cảm thọ thuộc về lạnh hoặc nóng trong cơ thể giống như thế; bạn có thể quán chiếu điều đó vì nó không phải là những gì bạn đang là. Đây là một đối tượng mà bạn có thể thấy, dễ dàng quan sát như thể nó là một cái gì đó tách biệt với chính mình. Nếu bạn không làm điều đó thì bạn chỉ có xu hướng phản ứng. Khi bạn đang quá nóng, bạn cố gắng để có được mát hơn, và cởi bỏ áo của mình. Và sau đó bạn bị cảm lạnh và bạn mặc nó trở lại. Bạn chỉ có thể phản ứng với những cảm giác thuộc về sự khoan khoái và đớn đau trong cơ thể. Sự khoan khoái: Ồ không phải là tuyệt vời’, thử tiếp tục nữa, có niềm vui nhiều hơn nữa. Và những đau đớn: Ồ - thoát khỏi đó, chạy ra khỏi bất cứ điều gì khó chịu hay đau đớn. Nhưng trong thiền định chúng ta có thể nhìn những cảm giác này, và thân thể tự nó là một cảm thọ nhân duyên, có vui,  có khổ, có nóng và có lạnh.

Bạn có thể phản chiếu về các hình thù mà bạn nhìn thấy. Chỉ cần nhìn vào một cái gì đó đẹp, chẳng hạn như hoa. Những bông hoa có thể là những điều đẹp nhất trên trái đất, và vì vậy chúng ta giống như những những bông hoa ấy. Vì vậy, lưu ý khi bạn nhìn vào một bông hoa, cách mà bạn kéo nó ra, và cứ muốn nhìn vào nó: được lôi cuốn với những gì là dễ chịu đối với con mắt. Hoặc, cho rằng, cái gì đó là khó chịu cho con mắt, nhìn vào, nói rằng, phân. Khi bạn nhìn thấy phân bò trên con đường, bạn lịch sự lờ đi. Bạn không thực sự có cảm giác nhận diện để nhìn nó giống như  một bông hoa, phải không? Và chúng nó  rất sẵn sàng để mang ra những bông hoa, đem đến hoa xung quanh mặt đất, và có hoa trên điện thờ của chúng ta.

Điều này không phải là bạn nên quan sát vào phân. Tôi chỉ cho rằng bạn có thể quán chiếu vào lĩnh vực của thế giới giác quan. Đó là một lĩnh vực tự nhiên. Nó không phải là xấu hay sai nhưng bạn có thể quán chiếu về nó để xem khuynh hướng phản ứng với những kinh nghiệm giác quan như thế nào.

Khi bạn nghe âm thanh hay hoặc chói tai, mùi thơm hay thối, nếm mùi ngon hay dở, cảm giác vật lý khoan khoái hay đau đớn, nóng hoặc lạnh – quán chiếu về những điều này. Nhìn và thấy những điều này vì chúng nó là: sắc pháp,  tất cả là vô thường. Hoa đẹp chỉ đẹp trong một giai đoạn, sau đó chúng nó biến thành tàn tạ. Vì vậy, chúng ta đang quan sát sự chuyển đổi tự nhiên từ những gì tươi đẹp với những gì là cũ kỹ, xấu xí. Bản thân mình, tôi là người đẹp lắm khi tôi hai mươi. Bây giờ tôi già và xấu xí. Một cơ thể người già không phải là đẹp lắm, phải không? Nhưng đó là thân thể, sau những gì nó phải trãi qua. Tôi rất vui vì nó không còn được đẹp hơn. Nó sẽ gây cản trở cho tôi nếu nó vẫn còn đẹp.

Bây giờ các tâm uẩn cũng hoạt động trên nguyên lý tương tự. Thọ uẩn (vedana) là một trạng thái tinh thần, cảm giác mà bạn có sự tham muốn và không ưa khắp nơi trên cơ thể mà bạn nghe, nhìn, ngửi, nếm, và đụng chạm. Những cảm giác đau đớn giống như vậy, nhưng sau đó có phản ứng của tâm lý  thích hay ghét, hoặc thậm chí không có, nhưng chỉ là một sự chuyển động hướng vào hoặc tách rời nó.

Bạn có thể biết được về những cảm xúc,  tâm lý.  Nhận ra sự nóng bức đến từ cơn giận, trạng thái ngu mê bắt nguồn từ sự nghi ngờ và ù lì. Chú ý cảm giác khi bạn đang ghen tuông. Bạn có thể nhận diện ​​cảm giác đó. Hãy nhìn, thay vì chỉ cố gắng để tiêu diệt sự ghen tuông. Khi những hạt giống đố kỵ ở trong  tâm trí của bạn thay vì phản ứng với nó hoặc cố gắng để thoát khỏi nó, vì bạn không thích nó, thì bạn bắt đầu suy tư  về nó. Khi bạn đang lạnh, bạn tự hỏi, lạnh lẽo là gì? Bạn có thích nó không? Sự lạnh, cảm giác lạnh lẽo này, là một điều gì đó khó chịu kinh khủng hay bạn chỉ cần thoát ra khỏi nó. Đói, Cơn đói là gì? Khi bạn cảm thấy đói, quán chiếu về cảm giác thể chất mà bạn có xu hướng phản ứng lại bằng sự cố gắng lấy cái gì đó để ăn.

Hoặc quán chiếu về cảm giác một mình hoặc một nơi riêng biệt, cảm giác mà mọi người xem thường  bạn. Nếu bạn cảm thấy tôi không thích bạn – quán chiếu về cảm giác đó. Hoặc là bạn không thích tôi! Quán chiếu về điều đó. Mang điều này vào ý thức ngay bây giờ. Không phân tích, Thử tìm hiểu xem tôi thực sự làm ra điều đó, hoặc mối quan hệ của bạn với tôi là một mối quan hệ trẻ con tùy thuộc mà bạn không nên có; hoặc bị kẹt vào tâm lý học của Freud hay bất bất kỳ điều gì. Nhưng chỉ cần quan sát các trạng thái nghi ngờ bất định của tâm trong những mối quan hệ của bạn với người khác- không phải để phân tích nhưng chỉ để chú ý các loại cảm giác tự tin hoặc thiếu tự tin, chán ghét hoặc thích thú. Đó là thọ uẩn(vedana). Đây là một điều hết sức tự nhiên. Tất cả chúng ta là những sinh vật nhạy cảm, vì vậy sức thu hút và lực đẩy luôn hoạt động với tất cả thời gian. Đó là một pháp trong tự nhiên, không phải là một vấn đề cá nhân - trừ khi chúng ta khiến nó trở thành như vậy.

Tưởng uẩn (sañña khandha) là trạng huống nhận thức. Để nắm bắt được một nhận thức có nghĩa là tin vào những dự kiện xuất hiện trong hiện tại như thể nó là một loại đặc tính thường tại. Đó là cách chúng ta có xu hướng tác động trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, tôi có thể nghĩ rằng Hòa thượng Viradhammo là theo cách này. Đó là một tư tưởng mà tôi có dù  tôi đang ngồi  gần Hòa thượng Viradhammo, hoặc tôi đang một mình, hoặc Ngài giúp đỡ tôi hay đang giận tôi. Tôi có quan điểm cố định này. Một nhận thức cố định không phải tất cả tất cả sự nhận thức, nhưng tôi có xu hướng tác động từ tư thế cố định đặc biệt đó nếu tôi tin vào nhận thức của tôi. Theo cách đó khi tôi suy nghĩ về ông ta thì như thể nhân cách của ông ta được cố định và  bất biến hơn là ngay nơi này và lúc này. Nhận thức của tôi về Ngài Viradhammo chỉ là một nhận thức chớp nhoáng, nó không phải là một tính thể vượt qua thời gian, không phải là một chủ thể cố định. Vì vậy, tưởng uẩn là đối tượng đã bị nhận thức.

Hành uẩn (sankhara) là những hợp tấu của trí óc. Có nhận thức của tâm (tưởng uẩn) và chúng ta vận hành từ nó (hành uẩn). Vì vậy các giả thiết mà bạn sở hữu về chính mình từ thời thơ ấu, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, người thân và tất cả điều này, dù bạn cảm nhận chính mình là tốt là tích cực, hay chiều hướng tiêu cực hoặc sự mơ hồ-đó chính là tất cả hành uẩn.

Những ký ức chợt đến, hoặc những nỗi lo sợ của bạn về những gì bạn có thể thiếu. Bạn có thể lo lắng rằng có thể có một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong đặc tính của bạn hay một vài ham muốn gây áp lực khủng khiếp và có thể được ẩn xuống dưới đáy sâu trong tâm trí của bạn - điều này có thể xuất hiện trong thiền định và khuấy động bạn! Đó là một tình trạng tâm lý khác,  mà không  phải là sự hiểu biết về những gì chúng ta là,  vì vậy  thỉnh thoảng chúng ta tưởng tượng những điều hầu như quá tồi tệ. Nhưng chúng ta có thể hiểu được là mọi thứ mà chúng ta tự tin là một tâm pháp: nó sinh, rồi nó diệt, đó là vô thường.

Nếu chúng ta khởi hành từ những nhận thức cố định nào đó của mình thì chúng ta diễn đạt ra tất cả mọi thứ. Nếu bạn khởi động từ vị trí tôi là một người đàn ông và rồi sự nhận thức về chính mình, đó là những gì bạn là, bạn cố chấp điều đó. Vì vậy bạn không bao giờ quán chiếu nhận thức đó, bạn chỉ tin rằng ‘tôi là một người đàn ông và tưởng tượng tiếp về dũng khí của mình trong trường hợp nào đó, những gì mà một nam nhi nên làm. Sau đó, bạn so sánh mình với những gì là lý tưởng dành cho đấng mày râu, và khi bạn không cư xử phù hợp với những tiêu chuẩn cao của dũng khí này bạn sinh ra lo lắng. Điều gì đó sai! Bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu hoặc ghét chính mình, hoặc phát sinh tâm lý tội lỗi vì những giả định cơ bản trở thành một người đàn ông. Trên một mức độ quy ước điều này có thể đúng, đàn ông là như vậy và đàn bà là như kia. Chúng ta không phủ nhận thực tế thông thường, nhưng chúng ta không buộc chặt nó  như là một nhân phẩm, một vị trí cố định để xử sự trong mọi lúc và tất cả mọi nơi.

Đây là một cách giải phóng chính chúng ta từ giá trị buộc chặt đó với những điều kiện không đạt yêu cầu. Bởi vì nếu bạn tin rằng mình là một người đàn ông hay là  một phụ nữ, như danh tính thực sự của bạn và tâm hồn của bạn, thì điều này  sẽ luôn luôn đẩy  bạn đến một trạng thái buồn chán của tâm. Đây là tất cả sự nhận thức mà chúng ta có. Chúng ta tạo ra quá nhiều đau khổ  trên sự hiểu biết của chính chúng ta để  được là đen hoặc trắng của  một quốc tịch hay tầng lớp nào đó. Người Anh đau khổ ở điều này bởi vì những tư tưởng thuộc về một giai cấp định vị; Ở Mỹ chúng ta không đau khổ về những khái niệm về tầng lớp, với sự hiểu biết rằng tất cả chúng ta đều như nhau, chúng ta đều bình đẳng. Tuy nhiên nó vẫn còn có sự ràng buộc nào đó, thậm chí với nhận thức cao nhất, bình đẳng nhất, vẫn đưa chúng ta đến sự tuyệt vọng.

Quán chiếu năm uẩn ( năm sự tập hợp hay năm nhóm), bạn bắt đầu nhận ra chúng. Bạn có thể biết chúng nó như những đối tượng bởi vì chúng nó là vô thường. Nếu chúng nó là những gì bạn là thì bạn sẽ không có khả năng để biết chúng. Bạn chỉ có thể là chúng, bạn sẽ không có cách để nhận diện chúng hoặc tách rời chúng, bạn chỉ bị dính mắc vào chúng ở mọi lúc mà không có bất kỳ khả năng để tách khỏi hoặc quan sát chúng. Nhưng trong tình trạng là Tăng, Ni, đàn ông, đàn bà người Ý, người Đan Mạch, người Thụy Sĩ, người Anh, người Mỹ, người Canada, hay bất kỳ ai khác thì chỉ là chân lý tương đối, liên quan đến những tình cảnh  nào đó.

Tuy nhiên, chúng ta có thể tác động cuộc sống của chúng ta từ vị trí cố định, trong tình trạng ta là người Mỹ và chúng ta đang theo cách này. Chúng ta có những thành kiến ​​của quốc gia và thành kiến ​​chủng tộc trên khắp thế giới. Đây chỉ là tư tưởng và biến hành (Sanna / sankhara uẩn) mà chúng ta có thể quan sát. Khi bạn có một quan điểm cố định về một vài người - Một điều tôi không thể chịu được là Honduras - bạn có thể quan sát nó trong tâm trí của bạn, được không? Thậm chí nếu bạn có những cảm giác và thành kiến nặng và bạn nỗ lực để loại bỏ chúng, vì bạn cho rằng bạn không nên có bất kỳ thành kiến đối với tất cả và bạn không có bất kỳ cảm nghĩ xấu đối với bất cứ ai, và bạn nên can đảm chấp nhận lời phê bình với tâm bình thản mà không cảm thấy khó chịu hay giận dữ.. Đó là một giả định rất lý tưởng, phải không? Bạn thấy đó như một tâm pháp và tiếp tục theo dõi. Thay vì ghét chính mình hoặc ghét những người khác bởi do thành kiến, chúng ta đang quan sát những hạn chế  của bất kỳ thành kiến ​​hay nhận thức và quan điểm của tâm. Chúng ta đang quán chiếu về tính chất vô thường của nhận thức. Nói cách khác, chúng ta không cố gắng để biện minh hay giải thích hoặc để loại bỏ hay thay đổi bất cứ điều gì. Chúng ta chỉ nỗ lực để quan sát rằng tất cả vạn pháp thay đổi - tất cả đang bắt đầu và kết thúc.

Tiếp đến chúng ta quán chiếu về thức uẩn (viññana khandha), ý thức, sự tri giác của giác quan: mắt, tai mũi, lưỡi, thân, và ý. Cái này đi vào trong trong cái khác như thế nào, nhận thức những sự biến động về ý thức của các giác quan. Nhìn vào một cái gì đó, nghe điều gì đó - nó thay đổi vô cùng nhanh chóng.

Tất cả năm uẩn là anicca, vô thường. Khi chúng ta tụng: rupam aniccam, vedana anicca, sañña anicca, sankhara anicca, viññanam aniccam, điều này trở nên sâu sắc. Sau đó là: Sabble sankhara anicca (chư hành vô thường). Sankhara (hành) có nghĩa là tất cả các hiện tượng duyên hợp, tất cả những kinh nghiệm giác quan - các cơ quan cảm giác, các đối tượng của các cơ quan cảm giác, ý thức sinh khởi khi tiếp xúc - tất cả điều này là sankhara và là vô thường. Tất cả là do duyên. Vì vậy, sankhara bao gồm bốn pháp: rupa (sắc),  vedana (thọ), sañña (tưởng), và viññana (thức).

Với điều này bạn có một quan điểm rằng thế giới duyên hợp là thay đổi và nối kết một cách vô hạn. Nhưng đâu là chỗ để bạn tách khỏi sañña (tưởng uẩn)  từ sankhara (hành uẩn) và sankhara (hành uẩn) từ sañña (tưởng uẩn)? Điều tốt nhất đừng có cố gắng làm sự phân chia tỉ mỉ giữa năm uẩn, chúng nó chỉ có ý nghĩa thích hợp cho việc quan sát các pháp, giúp bạn quán chiếu về trạng thái tinh thần, thế giới vật chất và thế giới giác quan.

 Chúng ta không nên cố định bất kỳ điều gì vì cho đây là sankhara (hành) bất biến, và kia là sañña (tưởng) xác thực, nhưng chúng ta chỉ xử dụng các nhãn hiệu để quan sát thế giới cảm giác đó - từ thể chất đến tinh thần, từ thô đến tế - là duyên hợp, và tất cả các hiện tượng nhân duyên  là vô thường. Như vậy bạn có một cách nhìn tổng thể của thế giới duyên sinh như là vô thường hơn là việc cuốn hút vào trong nó. Trong sự thực hành thiền Minh sát này chúng ta không phải cố gắng phân tích duyên hợp của vũ trụ, nhưng để thoát khỏi nó, để nhận diện nó trong một sự tỉnh giác. Đây là khi bạn bắt đầu thấu hiểu được vô thường; bạn hiểu biết một cách sâu sắc rằng sable sankhara anicca (chư hành vô thường).

Vì vậy, những sự suy nghĩ  và niềm tin mà bạn có được chỉ là duyên hợp. Nhưng tôi không bảo rằng bạn đừng tin bất kỳ điều gì. Tôi chỉ đưa ra một phương pháp để nhìn mọi sự bằng hiện thực để bạn không bị đánh lừa bởi chúng. Chúng ta sẽ không hiểu thấu được kinh nghiệm của tánh Không hoặc Bất sinh,  Bất diệt, như là một sự chứng ngộ. Một số bạn chắc ăn rằng mình như  là một hạng người chứng ngộ, phải không? “Tôi giác ngộ tánh Không. Tôi đã nhận ra sự trống rỗng-“ tự vỗ ngực”. Đó không phải là sabbe dhamma anatta (chư pháp vô ngã) - đó là sự cố chấp về cái Bất sinh, khiến cho nó trở thành một pháp-Tôi và Của Tôi.  Khi bạn bắt đầu suy nghĩ về chính mình đang thể nhập Tánh không, bạn có thể thấy rằng sự suy nghĩ về tánh không cũng là một tâm pháp.

Thực tại là sabbe dhanna anatta (chư pháp vô ngã): Tất cả sự vật không có bản ngã, không có chủ nhân, không có một linh hồn bất biến, không có một cái tôi đối với bất kỳ hình thái nào. Điều này lại rất quan trọng để tư duy, bởi vì sabbe dhamma (các pháp) bao gồm tất cả mọi thứ, các hiện tượng duyên hợp của thế giới giác quan và cũng như sự Bất sinh, Bất diệt.

Nên nhớ rằng Phật giáo không cho rằng sự Bất diệt như là một bản ngã! Tôi có một linh hồn bất tử, hay Thiên Chúa là bản chất thật sự của tôi! ' Đức Phật tránh xa bất kỳ sự phát biểu nào đối với tất cả thể tính. Nếu có bất kỳ khái niệm về bản thân đối với mọi điều là một trở ngại cho sự giác ngộ, bởi vì bạn dính mắc vào quan niệm một lần nữa, với  một khái niệm về tự ngã như là một phần của cái gì đó. Có lẽ bạn nghĩ rằng có một phần của bạn, một linh hồn bé nhỏ, đi vào cái lớn hơn khi chết. Đây là một quan niệm của tâm - phải không? - điều này bạn có thể biết. Chúng ta không nói rằng nó không đúng hoặc sai, nhưng chúng ta chỉ hiểu biết, biết những gì có thể được biết đến. Chúng ta không cảm thấy bị ép buộc để nắm chặt điều đó như một niềm tin, chúng ta xem nó chỉ như điều gì đó thoát ra khỏi tư tưởng, một tâm pháp, vì vậy chúng ta hãy để nó đi khỏi.

Đừng quên rằng công thức của tất cả duyên sinh là vô thường, Tất cả các pháp không có tự ngã để suy tư. Và trong đời sống mà bạn sống, bất kỳ điều gì xảy ra bạn có thể xem là chư hành vô thường, chư pháp vô ngã (sabbe sankhara anicca, sabbe dhamma anatta). Nó giữ cho bạn khỏi bị lừa dối bởi những hiện tượng kỳ diệu có thể xảy ra với bạn, và nó là một cách hiểu biết các quy ước tôn giáo khác. Những Con chiên đến và nói: ‘chỉ có chúa Giesu mới có thể cứu bạn, Bạn không được cứu rỗi khi vào Đạo Phật. Đức Phật chỉ là một con người, nhưng Giesu là con của thượng đế’. . Vì vậy, bạn nghĩ rằng, Ồ, tôi tự hỏi, có thể họ nói đúng. " Sau đó khi bạn đi đến nơi này một lần nữa, thấy mọi người hồ hởi, mắt họ sáng lên và họ nói: Ca dương đấng Cứu thế!” Nhưng khi bạn đi đến một tu viện Phật giáo và bạn chỉ cần ngồi đó suốt giờ để nhìn hơi thở, bạn không được bốc lên cao giống như họ.  Bạn bắt đầu suy nghĩ và nghi ngờ, có thể đúng đấy, có thể Giêsu là như thế’. Nhưng điều mà bạn có thể biết được rằng bạn có sự hoài nghi, nhìn vào sự hoài nghi đó, hoặc cảm giác trong tình trạng hoảng sợ bởi các tôn giáo khác khi nó đến mạnh mẽ, hoặc cảm giác chống đối họ, hoặc có thành kiến chống lại các tôn giáo khác. Những gì bạn có thể nhận thức đó là khái niệm cuả tâm, chúng nó đến rồi đi và thay đổi.

Thường xuyên duy trì tâm an tĩnh đối với các tình huống này hơn là cố gắng suy luận nó, hoặc cảm thấy rằng bạn phải xác minh cho mình chính là một Phật tử. Thoát khỏi sự quá yếu đuối trong tình huống đối với những nơi mà bạn đang cần nói đến như vấn đề suy dinh dưỡng và chết đói như ở châu Phi. Nhưng hiện nay, vào lúc này, sự kiện này là cơ hôi để bạn hiểu sự giới hạn về những gì bạn có thể làm. Tất cả chúng ta, nếu có thể chúng ta nên làm một việc gì đó đối với nạn đói tại châu Phi, nếu chúng ta cảm thấy rằng có vài điều gì đó mà  cá nhân có thể làm ở đây và bây giờ vào lúc này. Suy tư về điều này -vấn đề thực tế lúc này là gì? Đây là vấn đề đói khổ ở Châu Phi, hay là con người ích kỷ và thiếu hiểu biết? phải chăng  nạn đói ở Châu Phi là kết quả từ tham lam, ích kỷ, và vô minh của con người?

Vậy nên chúng ta hãy mở tâm trí của mình đối với Giáo Pháp. Chúng ta suy tư một cách mẫn tuệ vào Phật pháp và sau đó nhận biết nó. Chân lý là được khám phá và hiểu biết trong bối cảnh kinh nghiệm cá nhân. Nhưng sự tu tập là một việc làm liên tục- sau 18 năm tôi vẫn thực tập không ngừng. Mọi thứ thay đổi: Người ta ngợi ca và khiển trách, thế giới tiếp tục vận chuyển. Chỉ có điều duy nhất vẫn phản chiếu đối với mọi thứ là sabbe sankhara anicca, sabbe dhamma anatta (các hành vô thường, các pháp vô ngã). Khi bạn nhận ra cái sinh và bất sinh, thì bạn sẽ có được những gì gọi là năng lực đạt đạo, và không còn nhầm lẫn về điều đó nữa. Mục tiêu bây giờ là thể hiện Niết Bàn, hoặc Nhập diệt, hoặc Không chấp thủ - nhận ra những gì hầu như không bị ràng buộc với Năm thủ uẩn. Tỉnh giác rằng khi bạn đang ngồi ở đây và bạn đang thực sự an lạc. Không có sự câu thúc với năm uẩn đó, nhưng bạn vẫn có cơ hồ nảy lên tư tưởng không có bình an và chấp thủ vào năm uẩn, vì vậy cần phải thường xuyên quán chiếu để đạt được an lạc tiếp tục xuyên qua chánh niệm. Đó là lý do tại sao sự thực tập liên tục vẫn hơn là một kiến thức đạt được.

Đôi lúc ở những nơi yên lặng khi bạn đạt được định tĩnh, bạn có thể có cái tâm rất an lạc. Và bạn chấp thủ: thế là bạn thiền định để đạt được trạng thái hạnh phúc đó. Nhưng sự thiền định sâu sắc có nghĩa là nhìn vào bản chất của sự vật, của năm uẩn, thấy chúng là vô thường-không vĩnh cửu; như khổ (dukkha)-bất như ý (unsatisfactory). Không có uẩn nào có khả năng cho bạn bất kỳ sự hài lòng tuyệt đối. Bản chất của nó là Bất như ý và Vô ngã.

Khởi động quán chiếu và cẩn trọng xem xét các hành vô thường, các pháp vô ngã hơn là nghĩ rằng bạn đã đạt được vài điều gì đó hoặc là bạn chấp chặc vào cái mình đạt được và bắt đầu giận dữ ai đó muốn cản trở con đường của bạn.Thay vì tham đắm vào cảm giác an bình, hãy quan tâm đến một vài điều khác. Lo lắng về điều gì đó,  làm nó một cách tường tận rồi thì bạn bắt đầu nhận ra phương cách mà bạn vượt thoát và thấu hiểu các pháp, hay phiền não về sự mất mát nó.

Trong sự thực hành của bạn, khi bạn bắt đầu  hiểu biết và kinh nghiệm để tiến bước, bạn bắt đầu nhận ra những gì mà Đức Phật đã giác ngộ: Sabbe sankhara anicca, sabbe ahamma anatta ( các hành vô thường, các pháp vô ngã). Điều này không chỉ là lời nói - thậm chí một con vẹt cũng có thể nói những lời này - nhưng đó không phải là một con vẹt giác ngộ, phải không? Thẩm thấu thì khác với kiến thức hiểu biết. Nhưng bây giờ bạn đang thâm nhập, đi sâu vào điều này, phá vỡ ảo tưởng về tự ngã đối với mọi sự vật, hoặc là tuyệt không - nếu bạn tin rằng bạn không có một tự ngã - đó cũng là một niềm tin, rằng tôi không có một tự ngã, chúng tôi tin vào Vô ngã. Bạn thấy rằng Đức Phật đã chỉ ra phương pháp giữa hai thái cực đó: Tin rằng bạn có một bản ngã và tin rằng bạn không có một bản ngã. Bạn không thể tìm thấy bất cứ điều gì trong năm uẩn mà có một linh hồn thường tại hoặc phát sinh ngoài cái Bất sinh; chúng nó trở về với cái Bất sinh. Vì vậy sự quán chiếu về năm uẩn là  hoàn toàn để chúng ta thoát khỏi sự chấp thủ  hơn là hoàn toàn thích ứng với thái độ nào khác, như thế chúng ta không còn tìm cầu bám víu đối với các pháp sinh diệt.

TN. Tịnh Quang chuyển ngữ (Theo the Way It Is-)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người theo dõi

Slider(BỂ KHỔ)

LIÊN KẾT

BẤM ĐÂY ĐỂ LIÊN KẾT>>>

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cheap international calls
Blogger Gadgets