Sáng
ngày mười bốn tháng sáu Âm lịch năm Dậu, đức Thế Tôn ngự đi khất thực về thọ
thực xong.
Ngài mới ngự đi vườn Lộc Giã để thuyết pháp độ năm vị Kiều Trần Như.
Ngài phải ngự đi bộ mười tám do tuần. Chư Phật lúc quá khứ, khi ngự đi thuyết
pháp lần đầu tiên đều dùng thần thông bay đi, chỉ có đức Thế Tôn của chúng ta
hiện tại ngự đi bộ; vì Ngài trông thấy duyên lành của một người ngoại đạo tên
Upakàjivaka nên Ngài nghĩ rằng: Nếu Như Lai dùng thần thông bay thì người ngoại
đạo nầy sẽ không được gặp Như Lai; để tìm hiểu giáo pháp của Như Lai, thì sau
nầy sẽ không có duyên lành để xuất gia đúng theo Chánh pháp; thôi ta cần gì
phải bay đi, đi bộ cũng được. Ta mà thực hành Ba la mật cũng vì thương hại
chúng sanh.
Khi ấy Ngài đang ngự đi với hào quang sáu màu sáng tỏ. Người ngoại
đạo tên Upakà trông thấy tướng mạo và hào quang của đức Thế Tôn lấy làm lạ,
phân vân không biết chư Thiên hay Phạm Thiên hoặc chi chi, nên kính cẩn đến
gần, lễ phép hỏi: "Nầy thầy, lục căn của thầy thanh tịnh, trong người của
thầy có hào quang sáu màu chiếu sáng. Thầy tên chi? Xuất gia với ai? Ai là Thầy
của thầy?"
- Nầy Upakàjivakha , tâm của Như Lai không còn ham mê trong trần
cảnh, dứt bỏ tất cả các ác pháp, không còn ái dục và chấp ngũ uẩn. Ta là người
cao cả hơn tất cả chúng sanh trong Tam giới, tự ta đắc quả Vô thượng Chánh đẳng
Chánh giác, không có ai làm thầy Như Lai. Như Lai là đấng có mười hồng danh của
Chư Thiên và Phạm Thiên ca tụng. Nay Như Lai ngự đến vườn Lộc Giã Chuyển pháp
luân, đánh trống pháp cho chúng sanh thức tỉnh trong giấc mộng vô minh để thấy
rõ các pháp.
Khi Upakà nghe vậy mới nghĩ rằng: Thầy Sa môn nầy nói giọng rất
thanh tao, thân hình thật đẹp. Thầy mới phát tâm trong sạch nói rằng:
"Thật thầy là người có nhiều công đức tự mình giác ngộ. Vậy thầy là người
đáng được tên là ANANTAJINA (có nghĩa là thắng hóa đến nơi cùng tột). Thầy là
bậc cao cả hơn tất cả chúng sanh.
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy
thêm rằng: Nầy Upakàjivaka , những người hết phiền não trong thế gian nầy là
người thắng hóa trong mọi nơi. Không còn một nhân vật nào bằng Như Lai. Vì vậy
Như Lai cũng đáng có tên là ANANTAJINA như ngươi đã tặng.
Thầy ngoại đạo ấy nghe thế liền tán thưởng và nói: "Thật đúng
như vậy, thật đúng như vậy". Rồi bỏ đi.
Chiều ngày rằm tháng sáu Âm lịch năm Dậu.
Năm thầy Kiều Trần Như tắm xong ngồi đàm đạo với nhau. Khi ấy lại
nhớ đến đức Thế Tôn mới nói với nhau rằng: "Nầy các bạn, sau khi chúng ta
bỏ đi, không biết thầy Sa môn Cồ Ðàm ở nơi nào, giờ đây đang ngồi ở đâu và làm
gì, không biết Ngài có nghĩ nhớ đến chúng ta chăng?
Nói vừa dứt lời thì đức Thế Tôn cũng vừa ngự đến với hào quang
sáng ngời. Năm thầy trông thấy hào quang sáng ngời rực rỡ lấy làm lạ và kinh
sợ. Mỗi ông ngó một hướng coi ánh sáng ấy từ đâu đến. Có một ông thấy trước nên
mới gọi các vị kia rằng: Các bạn ơi, thầy Sa môn Cồ Ðàm đi tìm ta. Ngài đã bỏ
sự hành đạo tinh tấn, đi khất thực ăn, khác thường nhiều lắm thì làm sao đắc
quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác được? Chắc ông ở một mình buồn nên tìm đến
chúng ta, vậy chúng ta đừng tiếp rước ông. Nếu ông ta thích nơi nào thì ngồi
nơi ấy".
Tuy cả năm vị đồng ý với nhau. Nhưng khi đức Thế Tôn ngự đến thì
các ông không thể ngồi yên được vì oai đức của đức Thế Tôn và các ông lăng
xăng, ông thì tiếp bát, ông thì múc nước rửa chân. Khi đức Thế Tôn an vị xong,
năm thầy mới hỏi: "Nầy thầy Cồ Ðàm, thầy mạnh giỏi chớ? Ði khất thực cũng
được đầy đủ chứ?".
Khi nghe các vị ấy gọi tên tộc của Ngài như vậy, Ngài mới dạy
rằng: "Nầy các thầy, các thầy không nên gọi Như Lai như vậy, vì Như Lai đã
đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi. Vậy các thầy hãy nghiêng tai thính
pháp. Như Lai sẽ giải sự vô sanh bất diệt là Niết bàn, các thầy hành theo lời
của Như Lai thì sẽ được hưởng hương vị của quả vô sanh bất diệt là Ðại Niết
Bàn".
Mặc dầu đức Thế Tôn dạy như thế; các thầy cũng vẫn gọi tộc của
Ngài. Ðức Thế Tôn mới dạy rằng:
Nầy các thầy, các thầy hãy nhớ lại coi, từ trước tới nay, Như Lai
từng nói với các thầy như thế nầy bao giờ chưa? Vậy các thầy hãy lắng tai nghe
thính pháp.
Khi ấy các thầy không dám gọi ngay tộc của Ngài nữa. Nên Ngài mới
bắt đầu thuyết bài pháp đầu tiên là Chuyển Pháp Luân.
Nơi đây tôi xin nhắc sơ lược bài kinh Chuyển Pháp Luân. Quí vị
muốn xem rõ xin xem trong quyển kinh tụng của Ðại Ðức Hộ Tông dịch nguyên văn.
Trong bài chuyển pháp luân tóm lại đức Phật dạy: Không nên hành
theo hai điều thái hóa. Nên hành theo Trung Ðạo. Sau ấy là pháp Tứ Diệu Ðế.
Nhân tiện đây, tôi xin cống hiến quí vị pháp Tứ Diệu Ðế theo chú giải và Phật
ngôn hầu quí vị tiện bề nghiên cứu. Tôi có ý định giải pháp nầy từ lâu nhưng
chưa có dịp.
Ðức Thế Tôn được gọi là bực Chánh đẳng Chánh giác là nhờ nơi Ngài
giác ngộ được Tứ Diệu Ðế. Và Tứ Diệu Ðế là pháp mà ngoài ra đức Ðại Giác ngộ
không ai hiểu thấu.
ARIYA SACCA là Phạn ngữ ta dịch là Tứ Diệu Ðế. Trước hết ta nên
hiểu qua tiếng nói ARIYA SACCA. ARIYA có nghĩa là Cao quí hay Thánh. SACCA có
nghĩa là Thật.
ARIYASACCA có nghĩa là Thật Cao quí. Hay Sự cao quí của bậc Thánh
nhơn, vì phàm nhơn mà thông hiểu và thấu đáo các pháp ấy tức nhiên không còn
luân hồi nữa. Trở thành Thánh.
Tiếng nói ARIYASACCA , Sự Thật Cao Quí ấy có hai ý nghĩa là:
1.
ARIYASACCA. Thật cao quí mầu nhiệm. Ý nói sự thật của bốn pháp ấy thật là cao
sâu mầu nhiệm người còn phiền não không bao giờ nhận định được.
2.
ARIYASACCA. Thật cao quí mầu nhiệm. Ý nói khi người thông đạt được ý nghĩa cao
sâu mầu nhiệm của bốn pháp ấy thì người ấy trở nên bậc vĩ nhân cao quí tuyệt
đối trong cõi sa bà nầy.
Xin giải thêm ý của câu thứ nhất. Tứ Diệu Ðế là sự thật cao quí ý
nói pháp ấy có đầy đủ nguyên nhân cao quí mầu nhiệm ví như kim cương có sự quí
riêng của nó là phẩm chất đẹp quí có giá trị thật cao ai ai cũng ưa chuộng. Nó
không phải là vật mà có ngày kia phải thay đổi màu sắc hay phẩm của nó. Thời
gian và không gian không bao giờ làm giảm giá của nó. Không phải như những vật
khác vì thời gian mà làm giảm mất giá của nó vì cũ.
Câu thứ nhì: Câu nầy có một ít làm cho ta phân vân hoài nghi vì nó
làm cho người trở nên cao quí. Vì vậy tôi (soạn giả) xin đặt ra câu hỏi và trả
lời để làm rõ lý ra cho quí vị dễ hiểu hơn.
Vấn: Tại sao Tứ Diệu Ðế làm cho người trở nên cao quí?
Ðáp: Ý câu nầy nói rằng: Khi nào người hiểu và thật hành triệt để
theo pháp Tứ Diệu Ðế, tâm của người ấy sẽ thay đổi từ chỗ còn ham mê thích thú
trong Tam giới trở nên người không còn mến tiếc ham muốn gì trong Tam giới mặc
dầu là Ngũ uẩn nầy.
Vấn: Ta chỉ biết rằng: Ðây Khổ, Tập, Diệt, Ðạo như thế ta cũng trở
thành cao quí sao?
Ðáp: Người hiểu đây Khổ Tập Diệt Ðạo như ông nói nhưng không thật
hành theo thì không có ích chi hết. Cũng như con két biết nói tiếng người nhưng
chính nó không biết rõ nghĩa, nếu có biết chăng chỉ biết sơ như vậy thôi. Vì
vậy không làm cho người ấy trở nên cao quí.
Sở dĩ nói rằng: Làm cho người cao quí là vì khi người ấy học hiểu
xong pháp Tứ Diệu Ðế rồi lại sáng triệt để thật hành theo bước đầu tiên là làm
cho người tuần tự dứt bỏ phiền não cho đến khi hoàn toàn trong sạch phiền não
không còn khổ, Trí tuệ thấy thật sự khổ, nhân sanh khổ, diệt được khổ, và pháp
hành diệt khổ, hay là con đường đi đến nơi không còn khổ nữa.
Người hiểu thấu rõ rệt như thế nghĩa là người thấy bằng Tuệ nhãn
hay cũng gọi là Pháp nhãn. Người ấy trở nên người cao thượng vì người ấy không
còn làm tội lỗi và còn trở lại luân hồi nữa.
Sự hiểu Tứ Diệu Ðế có định nghĩa rõ rệt, người hiểu và thực hành
đúng theo mới đắc được và mới gọi là cao quí.
Hiểu như chúng ta không khác nào cái hiểu của trẻ còn bé chỉ biết
vâng lời chớ không hiểu giá trị của vàng và không biết dùng vàng để làm gì cho
có ích.
Dưới đây là định luật của người mà gọi là hiểu rõ Tứ Diệu Ðế.
Khổ, Tập, Diệt, Ðạo mỗi điều chia làm ba giai đoạn khác nhau mà
người cần phải hiểu ba giai đoạn nầy gọi là Ba Luân. Ba Luân nhân cho bốn điều
Khổ, Tập, Diệt, Ðạo ra mười hai điều gọi là mười hai Thể. Ðây là định luật mà
người hiểu Diệu Ðế thật sự đều hiểu rõ rệt.
Người hiểu Khổ có Ba Luân là:
1. Sự
khổ có thật.
2. Nên biết rõ khổ.
3. Khổ mà người ấy đã thấy rõ rồi.
2. Nên biết rõ khổ.
3. Khổ mà người ấy đã thấy rõ rồi.
Người hiểu Tập có Ba Luân như vầy.
1/ Ái
dục là nhân làm cho sanh khổ thật.
2/ Nên hiểu rõ mặt của ái dục.
3/ Ái dục là người đã thấy rõ rồi,
2/ Nên hiểu rõ mặt của ái dục.
3/ Ái dục là người đã thấy rõ rồi,
Người hiểu Diệt có Ba Luân là:
1) Diệt
có thật.
2) Nên hiểu rõ Diệt.
3) Diệt mà người đã hiểu rõ rồi.
2) Nên hiểu rõ Diệt.
3) Diệt mà người đã hiểu rõ rồi.
Người hiểu rõ Ðạo có Ba Luân là:
1/ Ðạo
có thật.
2/ Nên hiểu rõ Ðạo.
3/ Ðạo mà người để hiểu rõ, đầy đủ rồi.
2/ Nên hiểu rõ Ðạo.
3/ Ðạo mà người để hiểu rõ, đầy đủ rồi.
Ðiều nên chú ý là:
Sự hiểu rõ pháp Tứ Diệu Ðế có khác hơn sự hiểu thường. Vì cái hiểu
của pháp Tứ Diệu Ðế còn cần phải hành theo chín chắn là diệt trừ phiền não, và
biết rõ rằng: Trong tâm không còn tí phiền não nào cả.
Ví như người bịnh biết chính mình đang thọ bịnh và biết:
1) Ðây
là thuốc.
2) Ðây là thuốc chữa bịnh của ta đang bịnh.
3) Ðã uống thuốc ấy và nhờ thuốc ấy mà bịnh tình cũng đang thuyên giảm từ từ, và chắc rằng: Sẽ đến nơi lành mạnh.
2) Ðây là thuốc chữa bịnh của ta đang bịnh.
3) Ðã uống thuốc ấy và nhờ thuốc ấy mà bịnh tình cũng đang thuyên giảm từ từ, và chắc rằng: Sẽ đến nơi lành mạnh.
Người bịnh nầy ví như chúng sanh đầy phiền não đang bị đau khổ
trong biển luân hồi, người nầy lại học được pháp Tứ Ðế, hành theo pháp ấy, và
cũng nhờ vậy mà từ từ diệt được phiền não như người uống thuốc bịnh thuyên giảm
lần lần, rồi mạnh hẳn, nghĩa là giải thoát hẳn.
KHỔ
Trong pháp Tứ Diệu Ðế pháp mà đức Ðại Giác đặt trước nhất là Khổ.
Khi vừa nghe qua tiếng Khổ thì không ai lấy làm lạ. Vì ai ai cũng đều có nếm
qua mùi vị của khổ không ít thì nhiều. Người sanh ra trong đời không ai không
khổ mặc dầu là vị Trưởng giả hay nhà vua. Nếu ta hỏi lại ai ai cũng biết đời là
khổ thậm chí có người bảo: Khi đứa bé sơ sanh khóc ra tiếng là Khổ a, Khổ a.
Nhưng người ấy hiểu như thế nào có đắc được đạo quả gì. Vì người ấy chỉ hiểu
cái vỏ bên ngoài của khổ, hay biết khổ mà không thật hành để diệt trừ khổ.
Người hiểu khổ như thế khác hơn cái hiểu bằng trí tuệ của đức Giác Ngộ một trời
một vực cái hiểu của con người là hiểu bằng thức tánh. Còn cái hiểu của các bực
Thánh nhơn bằng tuệ. Chúng sanh biết khổ nhưng chưa biết phương pháp tránh khổ
hay diệt khổ. Trái lại càng làm nhiều khổ. Cũng như người cầm ngọn đuốc chạy
ngược gió bị lửa táp vào mặt nóng la khóc than van nhưng lại không bỏ ngọn đuốc
ấy vì sợ mất ánh sáng tai hại ấy. Ánh sáng của ngọn đuốc ấy tôi xin ví như Tài,
Sắc, Lợi, Danh, hay là thất tình lục dục.
Còn các bực Thánh nhơn nhứt là đấng Giác Ngộ biết Khổ, biết nguyên
nhân sanh Khổ, và biết nguyên nhân diệt Khổ.
Ví như hai nhân vật người bịnh và vị bác sĩ. Người bịnh chỉ biết
rằng: Ta đang bị bệnh hành hạ nhứt khổ; nhưng không biết làm sao hết bệnh. Còn
vị bác sĩ biết nguyên nhân phát sanh bệnh. Biết cách ngăn ngừa bịnh ấy và hơn
nữa có thuốc và biết cách trị dứt bịnh ấy nữa. Vì hai sự hiểu biết khác nhau
như thế ấy nên vị bác sĩ và người bịnh khác nhau. Người bịnh khi lâm bịnh chỉ
còn chờ chết và chưa chết phải chịu khổ ví chứng bịnh ấy. Ðây chính là chúng
sanh tuy biết khổ nhưng không có phương pháp nào làm sao để giải thoát khỏi khổ.
Ðoạn trên nhắc cho quí vị thấy rằng: Sự hiểu biết của chúng sanh
và của Thánh nhơn khác nhau chỗ biết bằng trí tuệ, và biết bằng sự nhận thức
của thức tánh. Vì chúng sanh biết khổ bằng thức tánh nên không giải thoát được,
Các bực Thánh nhơn hiểu biết bằng tuệ giác nên có phương pháp giải thoát được.
Nhưng ví dụ tôi đem lại đoạn trên để quí ngài hiểu rõ thêm sự hiểu biết khổ hay
hiểu khổ có khác hơn sự Giác Ngộ khổ.
Bài pháp đầu tiên của đức Ðại Giác là bài DHAMMACAKKAPPA
VATTANASUTTA nghĩa là CHUYỂN PHÁP LUÂN. Trong ấy đại khái như đã nói trên. Nơi
đây tôi xin giải pháp Tứ Diệu Ðế.
Trong Tứ Diệu Ðế pháp thứ nhất gọi là KHỔ. Trong cái khổ này có
thể chia ra làm hai phần là:
1) SABHÀVADUKKHA. Khổ có từ khi có ta và cái khổ nầy là khổ theo
dính bên ta không bao giờ xa ta. Mà hiện nay các bực trí thức hay chánh phủ
đang diệt khổ ấy, nhưng chắc chắn là không được. Khổ ấy trong bài Chuyển pháp
luân đức Thế Tôn có dạy rằng: Idam kho pana bhikkhave dukkham ariyasaccam. Nầy
các thầy Tỳ khưu, đây là khổ thật sự là:
1/
JATIPI DUKKHÀ. Sanh khổ.
2/ JARÀPI DUKKHÀ. Lão khổ.
3/ MARANAMPI DUKKHAM. Tử khổ.
2/ JARÀPI DUKKHÀ. Lão khổ.
3/ MARANAMPI DUKKHAM. Tử khổ.
2) Ðiều thứ nhì gọi là PAKINNAKADUKKHA. Khổ phụ thuộc hay có thể
gọi là Khổ đến sau. Là:
1/ SOKA.
Buồn rầu, thất vọng.
2/ PARIDEVA. Than van.
3/ DUKKHA. Khổ khổ.
4/ DOMANASSA. Uất ức, phiền phức.
5/ UPÀYÀSÀPI DUKKHÀ. Tâm nóng nảy xốn xang.
6/ AYAMPI SAMPAYOGO DUKKHO. Gặp những sự việc mà mình không ưa thích là khổ.
7/ PIYEHE VIPPAYOGO DUKKHO. Bị xa lìa những nhân vật thương yêu mến tiếc.
8/ YAMPICCHAM NA LAPATI TAMPI DUKKHAM. Sự yêu mến mà không được gần là khổ.
2/ PARIDEVA. Than van.
3/ DUKKHA. Khổ khổ.
4/ DOMANASSA. Uất ức, phiền phức.
5/ UPÀYÀSÀPI DUKKHÀ. Tâm nóng nảy xốn xang.
6/ AYAMPI SAMPAYOGO DUKKHO. Gặp những sự việc mà mình không ưa thích là khổ.
7/ PIYEHE VIPPAYOGO DUKKHO. Bị xa lìa những nhân vật thương yêu mến tiếc.
8/ YAMPICCHAM NA LAPATI TAMPI DUKKHAM. Sự yêu mến mà không được gần là khổ.
Khổ tóm lại có một là:
SANKHITENA PANCUPÀDÀNAK-KHANDHÀ DUKKHÀ Nói tóm lại sự chấp lấy Ngũ
uẩn nầy là khổ.
Theo bài kinh Chuyển Pháp Luân cho ta thấy rằng: Ðức Thế Tôn chia
khổ ra làm hai phần là khổ thật sự và khổ mới đến sau nầy. Sau khi dạy xong hai
khổ ấy, Ngài lại còn tóm lại một lần nữa cho chúng ta thấy rõ phiền não làm cho
khổ nên Ngài dạy rằng: Chung qui là vì người còn chấp lấy Ngũ uẩn nên khổ.
Nếu tôi giải tỉ mỉ của khổ tôi tin rằng chỉ chiếm lấy giấy và làm
cho quí vị chán coi thôi, vì vậy tôi nên nói tóm lại là khổ là nền tảng của đời
sống là cái khổ thật sự. Còn những cái khổ tới sau là những cái khổ khi mà người
đã có thân nầy rồi.
Khổ đến sau có chỗ Phật gọi là Agantukadukkha Khổ khách quan. Khổ
này quí vị đã hiểu nhiều xin miễn giải.
Khổ thật sự nghĩa là khổ ấy theo dính liền với ta bắt đầu từ khi
ta thọ sanh vào lòng mẹ. Theo lời dạy trong bài kinh Chuyển Pháp Luân thì khổ
này có ba là:
1. JÀTI
DUKKA. Sanh khổ.
2. JARÀ DUKKHA. Già khổ.
3. MARANA DUKKHA. Tử khổ.
2. JARÀ DUKKHA. Già khổ.
3. MARANA DUKKHA. Tử khổ.
Theo chúng ta thường nghe và biết rằng: Sanh, Lão, Bịnh, Tử là bốn
cái khổ thật sự. Nhưng trong Phạn ngữ không kể khổ đau vì khổ đau là khổ đến khi
sanh, hay khi trong lòng mẹ, nhưng khi đau phải do một lý do nào chớ không phải
như già và chết, vì già từng giờ từng phút của thời gian qua. Còn đau lâu lâu
mới đến một lần chứ không phải từng giờ từng phút như già. Sau nầy chú giải mới
nói thêm đau vào và vì quen miệng nên nói già đau chết. Chớ thật sự trong bài
Chuyển Pháp Luân thì không nói đến đau là khổ thật sự.
Giải ba cái khổ thật sự:
JÀTI : SANH
Sanh đây ý nói bắt đầu sanh vào lòng mẹ. Xin nhắc lại quí vị là
khổ Sanh đây chỉ là người sanh vào lòng mẹ chớ không nói cái khổ của bà mẹ sanh.
Sanh khổ ấy chia là ba thời kỳ là:
1) Khổ
khi còn trong bụng mẹ.
2) Khổ khi sanh ra.
3) Khổ do nơi Sanh, nghĩa là khi sanh có thân nầy là có già đau chết và những cái khổ đến sau nữa.
2) Khổ khi sanh ra.
3) Khổ do nơi Sanh, nghĩa là khi sanh có thân nầy là có già đau chết và những cái khổ đến sau nữa.
Vạn vật trong vũ trụ nầy kể cả thân hình ta đều do nơi sự phối hợp
của tứ đại. Nhưng những đồ vật dùng lâu người ta gọi là cũ. Nhưng thân hình ta
không gọi là cũ mà gọi là già mặc dầu là hai tiếng phát âm khác nhau nhưng cùng
một ý nghĩa là tới chỗ hư hoại.
Vạn vật trong vũ trụ có khác nhau về hình thức màu sắc v.v...
nhưng cùng một thể là già, cũ rồi tiêu hoại.
Nên trong chú giải có câu hỏi: Thân hình ta đây bắt đầu già từ bao
giờ?
Ðáp: Theo lời Phật dạy và người đời hiểu cái già có hai lối khác
nhau là:
1) Người
đời thường hiểu cái già là khi bắt đầu vào 60, 70 hay 80 tuổi mới gọi là già.
Vì người đời khi ấy mới thấy rõ sự thay đổi của hình dáng bên ngoài.
2) Về
phương diện đạo đức thì trái lại là thân nầy thay đổi từng sát na, nghĩa là một
sát na qua thì thân nầy đã già rồi và vạn vật trong đời và người đều thay đổi
mà chính bản thân của người cũng không biết sự thay đổi ấy, nên chi không biết
mình đã già. Chỉ có khác là cái già không thực hiện và cái già thực hiện rõ rệt
thôi.
Ðức Thế Tôn có dạy già ấy có thể chia làm ba phần là:
1)
APPATICCHANNAJARÀ. Già không hiện rõ. Nghĩa là người đời trông thấy đứa bé càng
ngày càng lớn thân hình tráng kiện đó là do nơi sự thay đổi mọi vật trong châu
thân chính là già nhưng đời thường cho đó là sự lớn của con người, nhưng người
có biết đâu khi qua mỗi sát na là người đã già vì cái già nầy không hiện ra rõ
rệt để người ngó thấy, nên ai ai cũng ưa thích và hãnh diện trong buổi nầy. Và
đây cũng là một lý do chỉ cho ta thấy rằng người chưa thấy được pháp Tứ Diệu Ðế.
Nếu quí
vị để ý và muốn biết thì hỏi các nhà nghiên cứu về vi trùng học thì quí ngài ấy
sẽ cho quí vị biết rằng những vi trùng và những hạt máu trong châu thân ta đều
thay đổi từ sát na m?t. Còn đức Phật thì dạy các tế bào của ta thay đổi và chết
đi rồi những cái khác thay vào.
2)
PARIJINA. Già làm cho thân nầy có phần thay đổi người có thể nhận thấy được. Ý
nói khi được bốn hay năm hoặc sáu mươi tuổi người thấy có thay đổi một vài bộ phận
rõ rệt làm cho ta thấy cái thay đổi ấy, chừng đó mới chịu gọi là già. Có lắm
người còn muốn giấu cái già bằng cách nhuộm tóc lại v.v..
3)
PARIPAKKA. Già khú ý nói già đến đổi không làm gì được. Chính bản thân mình
cũng không kiểm soát được mình, như tay run, chân không nhấc nổi để đi v.v..
Người đời khi thấy người già khú ấy mới nhận thức là già khổ. Vì
người già tới độ ấy chỉ còn đợi tử thần đến đem đi thôi chớ không làm gì được
nữa.
Hiện giờ nếu nói đến già thật là khó hiểu nổi, chỉ còn có hỏi các cụ
thì mới biết cái già khổ như thế nào. Riêng tôi mới năm mươi tuổi, chỉ thấy tóc
bạc, ngoài ra chưa thấy gì hơn, vì mắt cận thị từ lâu. Nhưng tôi thấy ngày kia
không xa tôi không còn dùng thân tứ đại nầy vào đâu được, nên chi hiện thời tôi
cố tiện tặn từng giờ phút một để làm việc lợi ích cho mình ngày vị lai.
Già còn có thể chia ra làm hai phần là:
1) Già
làm giảm sức mạnh của cơ thể. Ý nói chúng ta ai cũng có phận sự rất nặng trên
vai, mà càng lớn phận sự ấy càng chồng chất nặng thêm lên mãi mãi. Như khi ta
còn nhỏ học lớp nhỏ không khó lắm, càng lớn càng học cao thì cái khó chồng thêm
mãi. Ðến khi lớn lên phải sanh sống không thể nhờ nơi cha mẹ, gia đình mãi
được, thì phận sự càng nặng. Ta có những cái khổ nhứt mà không thể tránh khỏi
là già, đau, chết, khi có vợ, vợ ta cũng có cái già đau chết như ta, đã một
thân mà còn nặng trĩu phương chi lại thêm một thân nữa như ta, mà có lẽ còn
nặng hơn nữa là nếu gặp bà vợ đòi thêm son, phấn, quần áo đẹp, hay hột xoàn,
vàng vòng v.v.. Thì quí vị nghĩ nó nặng tới đ? nào. Khi có thêm một đứa con thì
cái lo thêm nữa, đến hai, ba, bốn đứa thì cái nặng càng gấp bội. Nhưng khổ nỗi
khi gánh càng nặng tuổi thọ lại càng nhiều nghĩa là đã già và cộng thêm vào
bịnh hoạn thường đến với tuổi già. Già giảm sức nơi đây ta có thể ví dụ như một
chiếc xe hơi. Khi còn mới ít hư và đẹp, chạy mạnh mau. Nhưng khi dùng nhiều
ngày chở quá nặng chạy đi xa, thì nó lại mau hư, khi đã cũ rồi lại càng hư liền
liền, như thân nầy khi càng già càng bịnh thường hơn.
2) Già
đem sự bệnh hoạn lại. Ý nói rằng: Khi cái già đã đến thì không bao giờ có hạnh
phúc, cái mà nó đưa đến là sự bệnh hoạn, như mắt lờ, tai điếc, răng rụng, tóc
bạc, tay chân run rẩy v.v..
Nếu có ai hỏi: Cái gì đem bịnh hoạn đến cho ta? Tôi tin rằng: Quí
ngài sẽ không ngần ngại đáp rằng: Già đem bệnh hoạn đến cho ta.
MARANA (CHẾT)
Chết là gì?
Chết là sự bỏ xác thân nầy lại, và không đem những gì theo mặc dù
là vật thương yêu nhất đời. Sau khi tâm thức xa rời khỏi thân nầy thì thân nầy
từ từ thay đổi như sình lên và hôi thúi, đến cùng là tan rã ra còn lại một đống
xương trắng.
Người đã chết thì không còn hành động gì được, và không dùng vào
đâu được với cái xác thân hôi thúi ấy. Ðời người không khác nào cây đèn có đủ
dầu, tim, khi có lửa châm vào bắt cháy đến khi hết dầu thì lại tắt. Tuổi thọ
con người ví như dầu trong đèn, ngày nào đó dầu phải cạn và tắt. Người sống đây
thọ yểu không khác nào đèn có dầu nhiều ít vậy thôi, chớ nó có một điểm giống
nhau là tắt. Khi người hết tuổi thọ không thể sống thêm được dầu một phút, cũng
như đèn hết dầu không thể cháy thêm được một giây nào. Khi ngọn đèn tắt ta
không tìm thấy ngọn lửa đã mất cũng như ta không thể tìm được cái sống của
người đã chết. Sự khổ của chết không thể dùng lời mà tả cho được vì mọi người
chúng ta đều còn sống, phải chăng chỉ có người sắp chết và đã chết mới nhận
thấy cái khổ ấy.
Khổ chết ta có thể kết luận vắn tắt là: Làm mất cả sự an lạc của
đời người. Sự an lạc ấy là nhà cửa, của cải, thân quyến. Nhứt là mất cái xác
thân nầy.
Phận sự của Khổ Ðế.
Khổ diệu đế thứ nhất nầy đức Thế Tôn dạy phải biết rõ khổ một cách
vi tế ví như vị bác sĩ hiểu rõ căn bịnh, nguyên nhân sanh bịnh và phương pháp
trị tuyệt bịnh.
Phật ngôn:
DUKKHAM ARIYASACCAM PARIANNYYA. Nghĩa là khổ diệu đế người nên
nhận thức rõ ràng.
DIỆU ÐẾ THỨ NHÌ
Diệu đế thứ nhứt đức Phật dạy về khổ mà Ngài đã giác ngộ xin ví
như đức Thế Tôn dạy: "hổ rất hung dữ hằng ăn thịt người", Ngài sợ
chúng sanh không biết hình dáng hổ ra sao nên Ngài mới bắt về và nhốt trong
chuồng cho chúng sanh xem cho biết hình dáng sức mạnh và tiếng gầm của nó. Ý
nói rằng: Ngài dạy rất rõ về khổ để chúng sanh dễ nhận thức và kinh sợ khổ thật
chớ không phải sợ sơ sơ như chúng ta hằng ngày.
Diệu đế thứ nhì là Phương pháp diệt khổ, hay nói cho đúng là
phương pháp chống lại hay giết hổ dữ. Vì vậy xin quí vị cố suy nghĩ bằng trí
tuệ cho kỹ để hiểu rõ những gì mà Ngài đã dạy. Ngài dạy rằng Diệu đế là Tập đế
nầy Ngài đã cố tâm tìm kiếm hằng hai mươi A-tăng-kỳ và trăm ngàn kiếp mới gặp
dưới cội Bồ đề sau sáu năm khổ hạnh.
Diệu đế nầy là Tập Diệu Ðế.
Tập khổ Diệu đế nghĩa là nguyên nhân phát sanh ra khổ. Ý nói nó là
nguyên nhân làm cho chúng sanh phải bị trầm luân trong biển khổ phải bị khổ đủ
mọi phương diện.
Tóm sơ lược lời Phật trong bài Chuyển Pháp Luân: IDAM KHO PANA
BHIKKHAVE DUKKHA-SAMUDAYO ARIYASACCAM YÀ YAMTANHÀ PONOBBHAVIKÀ v.v.. Nghĩa là:
Nầy các thầy Tỳ khưu, đây là nhân sanh khổ thật sự là ái dục. Ái dục là nhân
làm cho chúng sanh phải sanh vào cảnh giới mới, khi ấy lại phải lẫn lộn với sự
ham muốn trong các đề mục (Sự việc bên ngoài) là:
1) Sự ưa
muốn sanh trong cõi Dục.
2) Sự ưa thích sanh vào cõi Sắc.
3) Sự ưa thích sanh vào cõi Vô sắc.
2) Sự ưa thích sanh vào cõi Sắc.
3) Sự ưa thích sanh vào cõi Vô sắc.
Theo lời Phật dạy trên cho chúng ta thấy rõ có ba giai đoạn là:
1)
Nguyên nhân sanh khổ là do nơi Ái dục.
2) Giải rõ cho thấy Ái dục là sự ưa thích sanh vào ba cõi là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới.
3) Phân giải tỉ mỉ về Ái dục.
2) Giải rõ cho thấy Ái dục là sự ưa thích sanh vào ba cõi là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới.
3) Phân giải tỉ mỉ về Ái dục.
Tôi (Soạn giả) xin gom lại giải ba điều là:
1)
Nguyên nhân sanh Khổ.
2) Sự hành động của Ái dục.
3) Và Ái dục.
2) Sự hành động của Ái dục.
3) Và Ái dục.
Nguyên nhân sanh KHỔ.
Nói về khổ thì các vị giáo chủ khi xưa hay đồng thời với đức Phật
giải thích một cách mù mờ. Nhưng có thể tóm lại là, các vị ấy dạy rằng: Phước
tội do nơi một đấng thiêng liêng ban cho và trừng phạt. Vậy người muốn các ngài
không trừng phạt và ban cho hạnh phúc thì phải thừa hành theo lề lối của vị
thiêng liêng tối cao ấy. Chung qui đều thuộc về Thần giáo nghĩa là dạy trong
những sự tin tưởng Thần linh hộ trì giúp đỡ.
Sở dĩ mà đức Thế Tôn được người thời ấy bỏ đạo của họ theo Ngài là
vì đức Thế Tôn giác ngộ được Chánh pháp là Nhân sanh Khổ và Ngài giải rõ Nhân
sanh khổ, và Nhân diệt khổ. Không có một đấng thiêng liêng nào cho phước và
hành tội chúng sanh, mà chính tự chúng sanh làm cho mình khổ. Hiện nay là thời
kỳ nguyên tử rất có nhiều vật mà từ xưa chưa hề khám phá ra được mà các nhà Bác
học khám phá ra được, nhưng những lời Phật dạy vẫn còn là phương pháp duy nhứt
bất dịch mà trái lại các nhà Bác học vẫn hành theo.
Nhân sanh khổ mà đức Thế Tôn dạy là pháp mới không đề cử và ngoài
vị Chánh đẳng Chánh giác không ai hiểu thấu nổi. Nên khi Ngài thuyết Tứ Diệu Ðế
gọi là Chuyển pháp luân, tôi xin nói là khi Ngài thuyết xong thời pháp ấy chính
Ngài thay đổi tất cả vạn vật, nghĩa là Ngài lật rõ bộ mặt thật của vạn vật mà
Ma vương cố che đậy từ vô lượng kiếp tới ngày ấy. Nên bài kinh ấy gọi là xoay
bánh xe pháp (Chuyển Pháp Luân). Thuyết nhân sanh khổ là Ái dục là thuyết không
ai cãi được làm cho người thời xưa chí thời nay ai ai cũng phải nhìn nhận và
vâng giữ hành theo. Và cũng nhờ ấy mà Phật giáo truyền bá rất sâu rộng và rất
nhanh.
Tứ Diệu Ðế là bốn pháp thật là quí báu, mầu nhiệm và chân chánh,
là pháp chứng minh rằng: Phật giáo không phải là một tà thuyết, không phải là
Nhứt thần giáo hay Ða thần giáo mà là một đạo giải thoát thật sự là nhờ biết rõ
khổ, nhân sanh khổ, và phương pháp diệt khổ và Niết bàn là nơi không còn khổ.
Nguyên nhân sanh khổ có rất nhiều nhưng đức Thế Tôn không dạy
những cái khổ đến sau, hay những cái khổ không đầy đủ lý do để chứng minh rõ
rệt, như nói khổ ấy do nơi một đấng thiêng liêng hành phạt. Trái lại Ngài dạy
rằng: Khổ nào sanh lên cũng đều do nơi ta.
Ðây tôi xin đem lại một ví dụ nhỏ để quí vị dễ chứng minh.
Anh A gây với vợ vì đi chơi bỏ phế việc gia đình. Anh B bị mất sở
vì làm việc không chu đáo.
Anh C bị tù vì tội trộm cắp. Trong ba anh nầy bị khổ khác nhau
nhưng chung qui cũng vì Ái dục mà ra. Nếu những người ấy không làm quấy thì đâu
bị tai nạn như trên.
Người đời khổ vì sự thương, muốn mà ra cả; vì vậy đức Giác Ngộ dạy
khổ sanh ra vì Ái dục.
Sự hành động của Ái dục
Ái dục ngụ ý chỉ sự thương yêu, mong muốn, ấy là nền tảng của tâm
người thế tục, ngoại trừ các bực Thánh nhơn.
Vì Ái dục là sự thương yêu mến tiếc, nên trong chú giải có để câu
hỏi rằng: Ai cũng có ái dục xấu xa hết chăng? Ðức Phật muốn thuyết pháp độ đời
vì thương chúng sanh. Vậy đức Phật cũng còn ái dục chăng?
Khi quí vị bị hỏi như thế nầy, nên nhớ đến một đoạn trong bài kinh
Chuyển Pháp Luân đức Phật có dạy. Ái dục có ba trạng thái cho ta thấy nó là
phiền não để trả lời câu hỏi ấy.
Ba trạng thái của Ái dục là:
1)
PONOBBHAVIKÀ. Nghĩa là tạo ra cảnh giới mới cho kiếp lai sinh cho mình.
2) NANDIRÀGASAHAGATÀ. Lẫn lộn với tham ái.
3) TATRATHÀBHINANDINÌ. Vui thích trong các đề mục của tham ái. Ba điều trên là trạng thái của Ái dục.
2) NANDIRÀGASAHAGATÀ. Lẫn lộn với tham ái.
3) TATRATHÀBHINANDINÌ. Vui thích trong các đề mục của tham ái. Ba điều trên là trạng thái của Ái dục.
Ðức Thế Tôn thuyết pháp độ đời vì lòng từ bi dạy chúng sanh bỏ ba
trạng thái nói trên của ái dục để đi tới nơi yên lặng và hoàn toàn giải thoát.
Nên chi sự hành động của Ngài không gọi là ái dục mà gọi là giải thoát.
Pháp của Ngài không khác nào chiếc thuyền có đầy đủ tiện nghi ở
giữa bể trầm luân. Chúng sanh là người đang bị trầm luân trong bể khổ. Khi
trông thấy chiếc thuyền như người được nghe được gặp Pháp bảo; khi biết rằng
chiếc thuyền ấy có đủ tiện nghi và dành để cho ai người muốn vượt qua khỏi bể
trầm luân thì cứ lên rồi lái vào bờ là nơi giải thoát.
Theo thí dụ trên thì sự muốn cho chúng sanh khỏi luân hồi không
gọi là lòng ái dục được.
Ba điều Ái dục là:
1)
KÀMATANHÀ. Ái dục trong cõi Dục.
2) BHAVATANHÀ. Ái dục trong cõi Sắc.
3) VIBHAVATANHÀ. Ái dục trong cõi Vô Sắc.
2) BHAVATANHÀ. Ái dục trong cõi Sắc.
3) VIBHAVATANHÀ. Ái dục trong cõi Vô Sắc.
Ái dục trong cõi Dục nghĩa là người còn ưa thích ham muốn sanh vào
cõi dục là cõi còn có ngũ trần là Sắc, thinh, hương, vị, xúc. Và tài, tình,
danh lợi.
Ái dục trong cõi Sắc ý nói người còn muốn sanh vào cõi có Sắc thân
nầy nhưng không ham mê ngũ trần, không có tài, tình, danh lợi.
Ái dục cõi Vô Sắc ý nói hạng nầy không còn có Sắc nhưng thọ, tưởng
hành, thức vẫn còn, và không ham mê gì cõi Dục hay Sắc. Nhưng lại còn ham muốn
có cái Vô Sắc ấy, đây thật là phiền não rất là vi tế. Nếu không phải là vị Ðại
Giác thì không bao giờ tầm cho ra nguyên nhân để giải thoát khỏi luân hồi được.
Chung qui là khi còn ham muốn hay ưa thích một điều gì là còn
phiền não, còn luân hồi.
Phận sự của Tập Diệu Ðế là:
Ðức Thế Tôn dạy phương pháp diệt bỏ nghĩa là phải càng ngày càng bớt
Ái dục dần dần xuống cho đến mức độ chót là không còn một tí nào, có nghĩa là
khô cạn. Sự dứt bỏ Ái dục Phạn ngữ gọi PAHÀNA nghĩa là Diệt trừ, cũng có khi
gọi là PAHÀNAKICCA nghĩa là Phận sự phải diệt trừ.
Nếu nói về khổ đế người cần biết rõ khổ là được. Nhưng nếu nói đến
tập đế cần có sự hành nghĩa là làm thế nào dứt bỏ đư?c khổ.
Vấn đề quan trọng là: Phương pháp hành để dứt bỏ được bằng cách
nào? Xin quí vị hãy coi Ðạo Diệu Ðế đó là phương pháp diệt trừ khổ.
Phật ngôn dạy:
DUKKHASSA MUDAYO ARIYASACCAM PAHÀTABBAM. Diệu đế là Tập đế cần
phải diệt trừ.
DIỆT ÐẾ.
Diệt đế là diệt tắt KHỔ. Theo đây là Phật ngôn dạy trong bài kinh
Chuyển Pháp Luân.
IDAM KHO PANA BHIKKHAVE DUKKHANIRODHO ARIYASACCAMYO TASSÀ YEVA
TANHÀYA ASESAVIRÀGANIRODHO CÀGO PATI- NISSAGGO MUTTI ANÀLAYO .
Nầy các thầy Tỳ khưu đây là sự diệt tắt khổ thật sự đó là diệt tắt
hẳn ái dục, dứt bỏ, không luyến tiếc, giải thoát, không mến thương.
Căn cứ theo Phật ngôn ta có thể nhận định rõ rệt là sự diệt trừ ái
dục có nhiều tiếng tương tự nhau như dứt bỏ, không luyến tiếc v.v.. Ðể chứng
minh rõ rệt là phải Dục tắt thật sự có ý nói những gì đã dục tắt xong rồi không
còn tái phát nữa.
NIRODHA nghĩa là Diệt, ý nói rằng tắt hẳn, nghĩa là hoàn toàn tắt
hẳn không có một nguyên nhân hay một cơ hội nào làm cho tái phát lại được, vì
những bổi là ái dục làm cho cháy không còn có nữa. Ðây chỉ rõ là Niết Bàn, vì
vậy, thiết tưởng quí vị cần hiểu qua Niết bàn để dễ hiểu hơn.
Theo lời Phật dạy, có một phần vô hình ngự trong thân nầy để nhận
định sự vật bên ngoài, phần vô hình ấy gọi là Tâm. Tâm nầy lại là vật hay vọng
động và nhơ đục vì phiền não ngự trị, mà cũng vì Tâm nhơ đục ấy làm cho chúng
ta phải trầm luân trong biển luân hồi để chịu khổ. Trong khi đang trầm luân
chúng ta không lo diệt tắt những phiền não như là dầu trong cây đèn, trái lại
chúng ta lại châm thêm dầu càng ngày càng nhiều hơn. Ý tôi muốn nói chúng ta
không lo tu hành để diệt lần phiền não trái lại chúng ta lại tạo thêm nhiều
nghiệp chướng mà cũng vì vậy càng ngày càng đi xa bờ giải thoát hơn.
Phật ngôn là phương pháp dục tắt lửa trên ngọn đèn, mà cũng là
phương pháp đập bể bình đèn luôn. Ngọn lửa của cây đèn ấy là ái dục còn cái
bình đèn ấy không khác nào Tam giới, khi người chỉ dục tắt ngọn lửa thôi không
đập bể bình đèn thì có ngày nào đó đủ phương tiện nó lại cháy lại. Nên đã dục
tắt xong còn phải diệt trừ tận không cho nó dư sót chút nào nữa.
Khi người thừa hành chín chắn theo lời Phật dạy là người ấy có thể
dục tắt và đập bể được cây đèn tai hại ấy; khi lửa tắt đèn bể thì người ấy
trong thấy Niết bàn hay đến Niết bàn vậy.
Chỗ hay tiếng gọi Niết bàn chủ ý chỉ một nơi rất là hoàn toàn
trong sạch. Theo Phật dạy Niết bàn là một nơi thật hoàn toàn trong sạch của tâm.
Xin ví như các nhà bác học về nguyên tử phân chất ra đi từng giai
đoạn từ thô thiển tới vi tế cho đến khi không còn phân chất ra được nữa đó là
nguyên tử. Chẳng những chất này rất vi tế mà lại không có chất nào cấu tạo ra
nó được.
Ðức Phật có thể tạm ví như một nhà bác học không cần máy móc phòng
thí nghiệm mà cũng chẳng cần phải tốn kém của tiền để phân chất nầy chất nọ, mà
tự Ngài phân chất được một vật mà đến nay các nhà bác học trứ danh cũng chưa
phân chất được vật ấy là Tâm. Ðức Phật tìm thấy rằng: Tâm ta bị cấu tạo do
nhiều chất như Ái dục, Tham ái, Tam độc v.v.. Sau khi Ngài phân chất ra được
từng phần, Ngài đã bỏ cả những phiền não đến một độ không còn có một tí phiền
não nào trong Tâm, và không còn có gì cấu tạo Tâm được nữa, vì Tâm ấy không còn
nhơ bẩn. Vì Tâm nhơ bẩn nên còn bị luân hồi. Tâm còn luân hồi Phạn ngữ gọi là
ASANKHÀTADHÀTU nghĩa là chất cấu tạo ấy gọi là ASANKHÀTADHÀTU nghĩa là không
còn bị các vật khác cấu tạo cho luân hồi.
ASANKHÀTADHÀTU là chất không bị các pháp khác cấu tạo cho luân
hồi, là chất không còn phân tách ra được nữa, chất ấy ra ngoài phạm vi của sự hiểu
biết của con người, người không còn dùng tiếng gì để nói được cái chất ấy.
ASANKHÀTADHÀTU nghĩa là không còn bị các vật khác cấu tạo cho luân hồi.
ASANKHÀTADHÀTU là chất không bị các pháp khác cấu tạo cho luân
hồi, là chất không còn phân tách ra được nữa, chất ấy ra ngoài phạm vi của sự
hiểu biết của con người, người không còn dùng tiếng gì để nói được cái chất ấy.
ASANKHÀTADHÀTU là chất mà người không thể dùng lời diễn tả được
hình thức sự hành động v.v.. Nó thuộc về vật cần thấy bằng trí tuệ vì vậy nên
chỉ có các bực Thánh nhơn mới nhận thức được vì Ngài tự đắc được do nơi trí tuệ
của Ngài.
Người nằm mơ mới thấy cảnh mình thấy thôi, người ngoài ra không
thể thấy được, cũng như người đã đắc được Thánh pháp tự mình thấy chớ không thể
làm cho người khác và biết được những gì mà mình đã thấy. Vậy xin ví dụ thêm
như người bị bịnh nặng, sau khi hết bịnh thì chính người ấy biết trong mình của
họ dễ chịu như thế nào chúng ta thì không hiểu biết gì được về cái an vui của
sự hết bịnh của người ấy. Người bịnh ấy ví như chúng ta cái bịnh hành hạ ta ví
như phiền não. Khi ta biết bịnh phải uống thuốc ấy chính là Pháp bảo, khi uống
thuốc ấy là lúc đang hành đạo. Khi hành đến nơi cùng tột thì sẽ đắc đạo quả.
Khi ta đắc đến bậc nào thì ta biết ta đắc đến bậc ấy, như người bịnh biết khi
uống thuốc thấy trong mình bớt từ từ, sự dễ chịu từ từ đến với người ấy cho đến
khi mạnh hẳn. Khi mạnh người bịnh biết rằng ta mạnh; cũng như người hết phiền
não tâm trong sạch thì tự biết là an vui và hạnh phúc như thế nào trong tâm của
họ.
Trong bộ UDÀNA đoạn PATALIGÀMIVAGGA có dạy rằng: Niết bàn không
phải là đất, nước, gió, lửa v.v.. Không phải cõi nầy, cũng không phải cõi khác,
không phải trên mặt nhựt hay mặt nguyệt. Nầy các Tỳ khưu, mà vật ấy (Niết bàn)
lại là vật có thật sự.
Nói về Niết bàn thiết tưởng cũng nên nói đến hai điều đặc biệt
khác nhau là:
I) Nói
về đặc ân của Niết bàn.
II) Trạng thái của Niết bàn.
II) Trạng thái của Niết bàn.
Ðặc ân của Niết bàn là:
1/
MADANIMMADANO. Không còn say đắm (trần cảnh).
2/ PIPASAVINAYO. Không còn khao khát (tất cả mọi việc).
3/ ALAYASAMUGGHATO. Không còn lưu luyến (Tam giới).
4/ VATTÙPACHETO. Cắt đứt hết những gì còn luân hồi.
5/ TANHAKKHAYO. Khô hết ái dục.
6/ VIRAGO. Không còn tham ái.
7/ NIRODHO. Diệt, hay diệt tắt (hẳn mọi việc).
8/ NIBBANAM. Diệt tắt hay gọi là Niết bàn.
2/ PIPASAVINAYO. Không còn khao khát (tất cả mọi việc).
3/ ALAYASAMUGGHATO. Không còn lưu luyến (Tam giới).
4/ VATTÙPACHETO. Cắt đứt hết những gì còn luân hồi.
5/ TANHAKKHAYO. Khô hết ái dục.
6/ VIRAGO. Không còn tham ái.
7/ NIRODHO. Diệt, hay diệt tắt (hẳn mọi việc).
8/ NIBBANAM. Diệt tắt hay gọi là Niết bàn.
Trạng thái của Niết bàn là:
KHÔNG CÒN BỊ PHÁP HÀNH CẤU TẠO.
Niết bàn còn có tên khác nữa theo lời Phật dạy là: NIBBANAM
PARAMAN SUKHAM. Niết bàn thật trống không, nghĩa là không còn có một nhơ bợn
nào của phiền não. NIBBANAM PARAMAN SUKKHAM. Niết bàn là nơi an vui tuyệt đối.
Theo Phật dạy người sanh ra là mang theo một phận sự rất nặng nề
là khổ vì vậy trong bài kinh Bhàra có dạy: Ngũ uẩn thật là nặng chúng sanh là
người hằng mang đi trong luân hồi dài vô tận, xa vô biên. Khi nhận thấy ngũ uẩn
là khổ và biết phương pháp để ngũ uẩn ấy xuống được rồi thật là an vui, không
còn nặng nề khổ sở đó là Niết bàn.
Theo câu Phật dạy trên để cho chúng ta thấy rằng: Khi sanh ra làm
người hay con vật là chúng ta mang theo một vật nặng nề vô hạng là khổ, khi có
thân nầy thì bận rộn không ngừng nghỉ theo dính bên ta. Hiện nay người thường
hay tìm sự vắng lặng để nghỉ ngơi như mỗi năm đi nghỉ mát nơi nào, cốt ý là để
cho tâm nghỉ lo âu, bớt làm việc, để cho tâm hồn lắng xuống, hay ta có thể nói
là người nhận thấy mang lấy thân nầy phải khổ muốn tạm để xuống nghỉ trong ít
ngày. Tuy nhiên làm thế nhưng người cũng không được hoàn toàn nghỉ hoặc để tạm
ngũ uẩn nầy xuống được. Có lắm người cả đời cũng không có dịp may để tạm để
phận sự ấy nghỉ ít ngày. Quí vị nghĩ coi ta chỉ tạm để xuống nghỉ tạm thời
trong ít ngày mà còn an vui thay phương chi ta lại để h?n cái ngũ uẩn nầy xuống
thì an vui tới chừng nào.
Tôi ví dụ nầy để quí vị nhận thấy cái an vui của Niết bàn như thế
nào. Chắc quí vị đã nhận định thấy rõ cái khổ của sự mang lấy thân nầy và cái
để cái thân nặng nề nầy xuống.
Ðến đây xin nhắc lại quí vị rằng: Niết bàn không phải là một đô
thị có đầy điều vui tươi sung sướng, hay đủ tiện nghi cho quí vị vui chơi.
Nhưng trái lại Niết bàn là nơi dục tắt hết những gì mà quí vị thấy của người có
và của quí vị đang có.
Diệt khổ đế là một của riêng của Phật giáo. Ý tôi muốn nói rằng:
Chỉ có đức Chánh đẳng Chánh giác mới tìm thấy Diệt Khổ đế.
Chắc quí vị muốn hỏi: Vậy các tôn giáo khác không có một tôn giáo
nào có phương pháp diệt khổ hay sao?
Ðáp: Tông chỉ của các tôn giáo trong vũ trụ nầy chung qui là diệt
khổ, nhưng có phương pháp khác nhau. Chỉ có Phật giáo có một phương pháp hoàn
toàn hơn hết mà từ ngàn xưa đến hiện tại và đến vị lai ngoài ra vị Chánh đẳng
Chánh giác như Ngài thì không ai tìm ra và hiểu rõ phương pháp diệt khổ hoàn
toàn như Ngài là Tứ Diệu Ðế.
Ðể minh chứng cách diệt khổ của Phật giáo và các tôn giáo khác,
tôi xin so sánh cho quí vị nhận thức dễ dàng.
|
PHẬT GIÁO |
TÔN GIÁO KHÁC |
NHÂN SANH KHỔ |
Khổ sanh do ái dục nghĩa là sự ưa muốn Ngũ trần Lục dục. Sự ưa muốn sanh
lại có sắc thân (Sắc giới). Sự ưa muốn sanh lại nhưng không muốn có sắc thân. |
Khổ sanh đến chúng sanh vì do nơi sự trừng phạt của đấng thiêng liêng tối
cao vì người làm tội ác. |
PHƯƠNG PHÁP GIẢI THOÁT KHỔ |
Phật dạy: Diệt tận phiền não là Ái dục thì sẽ không còn khổ. |
Dạy phải cầu đấng thiêng liêng có uy quyền tối cao tha lỗi hay hành phạt;
hoặc ban bố an vui hạnh phúc. |
TRẠNG THÁI CỦA SỰ GIẢI THOÁT THẬT SỰ |
1) Không có sự ưa thích gì trong tâm dầu rất vi tế. 2) Dứt bỏ các sự cố chấp. 3) Không luyến ái trong các cảnh giới. 4) Thoát khỏi sự vui của tam giới. 5) Không cần ai đến giải thoát cho mình, mà tự mình giải thoát. |
1) Muốn được đấng thiêng liêng cứu khổ. 2) Cố tin có đấng thiêng liêng tối cao của mình. 3) Xin sanh vào cõi Thiên đàng. 4) Còn muốn được hưởng sự an vui của cõi Thiên đàng. 5) Cần có đấng thiêng liêng đến tiếp độ cho linh hồn được ở bên Ngài mãi. |
Phận sự của Diệt khổ đế.
Phận sự của Diệt khổ đế Phạn ngữ gọi là SACCHIKARANA nghĩa là phải
làm cho phân minh rõ rệt; ý nói tự mình hành động cho đến nơi giải thoát, tự
mình dục tắt hết dục vọng ở lòng mình và tự mình biết rõ rằng mình đã giải
thoát.
PHẬT NGÔN
DUKKHANIRODHO ARIYASACCAMSACCA-CHIKÀTABBAM. Diệu đế gọi là Diệt
khổ diệu đế người cần phải hành cho phân minh, nhận định thấy rõ rệt bằng tuệ.
ÐẠO DIỆU ÐẾ
Ðạo diệu đế có nghĩa là hành đến nơi Diệt khổ. Ðây là tiếng thường
dùng trong Phật giáo nhưng nếu dùng tiếng thông thường cho dễ nghe dễ hiểu hơn
có những tiếng thay thế là:
1)
MAJIHIMAPATIPADA - Trung đạo.
2)
ATTHAGI KAMAGGA - Bát chánh đạo.
3)
ARIYAMAGGA - Thánh đạo.
Trước khi giải rõ xin quí vị học qua câu Phật dạy. IDAM KHO PANA
BHIKKHAVE DUKKHANIRODHAGAMINÌ PATIPADA ARIYASACCAM AYAMEVA ARIYO
ATTHANGIKOMAGGO SEYYATHÌDAM - Nầy các thầy Tỳ khưu, đây là sự hành để diệt tắt
khổ thật sự là đạo có tám chi. Tám chi ấy là gì? Tám chi ấy là: Chánh kiến,
Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm,
Chánh định.
Theo lời Phật dạy trên thì chúng ta nhận thấy rằng: Diệu đế thứ tư
là sự hành đúng theo con đường đi đến nơi, giải thoát có đầy đủ tám chi.
Diệu Ðế thứ tư nầy Phật dạy hành theo chánh đạo có tám chi. Tôi
(soạn giả) xin rút bài kinh khác giải rõ Bát chánh đạo lại trình bày nơi đây
hầu quí vị, vì trong bài Chuyển Pháp Luân chỉ đếm đủ tám chi thôi.
Ðây là Phật ngôn trong bài kinh MAGGAVIBHANGA dạy rằng:
SAMMÀDITTHI (Chánh Kiến):
KATTAMÀ
CA BHIKKHAVE SAMMÀDITTHI YAM KHO BHIKKHAVE DUKKHENÀNAM.
Nầy các
thầy Tỳ khưu; Chánh kiến là gì? Chánh kiến là: 1) Sự biết rõ khổ. 2) Sự biết rõ
nhân sanh khổ. 3) Sự biết rõ sự dục tắt tận khổ. 4) Sự biết phương pháp hành
cho đến nơi dục tắt khổ. Nầy các thầy Tỳ khưu; sự hiểu biết như thế gọi là
Chánh kiến.
SAMÀSANKAPPA (Chánh tư duy):
KATAMÀ
CA BHIKKHAVE SAMÀSAN-KAPPO YÀKHO BHIKKHAVE NEKKAMMA-SANKAPPO. ABHYÀPÀDASANKAPPO
AVI- HIMSÀSANKAPPO AYAM VUCCATI BHIK-KHAVE SAMMÀSAÍKAPPO.
Nầy các
thầy Tỳ khưu, Chánh tư duy là thế nào? Chánh tư duy là: 1) Sự suy nghĩ thoát
trần (xuất gia). 2) Sự suy nghĩ không cột oan trái. 3) Sự suy nghĩ không làm
hại người. Nầy các thầy Tỳ khưu, hành như thế nầy gọi là Chánh tư duy (suy nghĩ
chân chánh).
SAMMÀVACA (Chánh ngữ):
KATAMÀ
CA BHIKKHAVE SAMMAVACA YA KHO BHIKKHAVE MUSAVADA VERAMANÌ PISUNAVACA VERAMANÌ
PHARUSAYA VACAYA VERAMANÌ. SAMPHAPPALAPA VERA-MANÌ AYAM VUCCATI BHIKKHAVE
SAMAVACA.
Nầy các
thầy Tỳ khưu, Chánh ngữ là thế nào? Chánh ngữ là: 1) Tác ý lánh xa sự nói dối.
2) Tác ý lánh xa sự nói lời đâm thọc. 3) Tác ý lánh xa sự nói lời đê tiện. 4)
Tác ý lánh xa sự nói lời vô ích. Nầy các thầy Tỳ khưu, sự nói như thế gọi là
Chánh ngữ (Lời nói chân chánh).
SAMMAKAMMANTÀ (Chánh nghiệp):
KATAMÀ
CA BHIKKHAVE v.v..
Nầy các
thầy Tỳ khưu, Chánh nghiệp là thế nào? Chánh nghiệp là: 1) Tác ý lánh xa sự sát
sanh. 2) Tác ý lánh xa sự trộm cắp. 3) Tác ý tránh xa sự tà dâm. Nầy các thầy
Tỳ khưu hành như thế nầy gọi là Chánh nghiệp (Sự làm chân chánh).
SAMÀ AJIVO (Chánh mạng):
KATAMÀ
CA BHIKKHAVE v.v..
Nầy các thầy Tỳ khưu Chánh mạng là thế nào? Chánh mạng là các Tỳ khưu bực đệ tử thuộc hàng Thánh nhân trong Phật giáo. 1) Nuôi mạng chân chánh. 2) Không nuôi mạng sái với đạo lý. 3) Nuôi mạng theo lẽ phải. Nầy các thầy Tỳ khưu, nuôi mạng như thế gọi là Chánh mạng.
Nầy các thầy Tỳ khưu Chánh mạng là thế nào? Chánh mạng là các Tỳ khưu bực đệ tử thuộc hàng Thánh nhân trong Phật giáo. 1) Nuôi mạng chân chánh. 2) Không nuôi mạng sái với đạo lý. 3) Nuôi mạng theo lẽ phải. Nầy các thầy Tỳ khưu, nuôi mạng như thế gọi là Chánh mạng.
Riêng về
người tại gia cư sĩ nuôi mạng chân chánh là không lường gạt lấy kẻ khác, giết
thú ăn, biết là của bất nghĩa không nên lấy về dùng mặc dầu của ấy là của rơi
rớt vô chủ.
SAMMÀVÀYÀMA (Chánh tinh tấn):
KATTAMÀ
CA BHIKKHAVE v.v..
Nầy các
thầy Tỳ khưu, thế nào gọi là Chánh tinh tấn? Chánh tinh tấn là các thầy Tỳ khưu
trong Phật giáo.
1) Vun
trồng sự thỏa thích trong sự tinh tấn không để cho tội lỗi phát sanh lên, không
để cho tội lỗi chua phát sanh lên lại sanh lên trong tâm, cố gắng hết sức để
giữ tâm cho vững chắc.
2) Vun
trồng sự thỏa thích tinh tấn diệt trừ ác pháp đã sanh trong tâm rồi cho tiêu
diệt và giữ tâm cho trong sạch.
3) Vun
trồng sự thỏa thích tinh tấn làm thiện pháp chưa sanh trong tâm làm cho phát
sanh và giữ tâm cho vững chắc trong thiện pháp.
4) Vun
trồng sự thỏa thích tinh tấn làm cho các thiện pháp đã có trong tâm cho hằng
nảy nở tiến hóa thêm lên mãi mãi và làm cho tâm càng vững chắc trong thiện pháp.
SAMMÀSATI (Chánh niệm):
KATTAMÀ
CA BHKKIHAVE v.v..
Nầy các
thầy Tỳ khưu, thế nào gọi là Chánh niệm? Chánh niệm là các thầy Tỳ khưu trong
Phật giáo hằng suy nghĩ thấy thân trong thân, có sự tinh tấn thiêu đốt phiền
não, tự mình biết lấy mình có sự nhớ được mọi việc làm và sự hành động của mình
trong mọi sát na, diệt sự ưa muốn và ghét bỏ. Nhận thấy thọ trong thọ v.v..
trong thấy tâm trong tâm v.v.. Suy nghĩ thấy pháp trong pháp v.v..
SAMMÀSAMÀDHI (Chánh định):
KATTAMÀ
CA BHIKKHAVE v.v..
Nầy các
thầy Tỳ khưu, thế nào gọi là Chánh định? Chánh định là thầy Tỳ khưu trong Phật
giáo.
1). Tâm
vắng lặng những sự việc bên ngoài.
2). Vắng
lặng dục tình.
3). Vắng
lặng các Ác pháp, nhập Sơ thiền có Tầm, Sát, Hỉ lạc, An và Ðịnh.
Vì Diệt
được Tầm và Sát nên nhập Nhị thiền là nhân làm cho tâm càng thêm trong sạch xa
lánh trần nhiều hơn, Ðây là nhân làm cho tâm càng trong sạch, làm cho định càng
dũng mãnh thêm trong sạch hơn nhiều. Hỉ lạc, An được thêm sự trong sạch vì oai
lực của định.
Hơn ấy
nữa, vì không cần Hỉ lạc bởi tâm đã bình tịnh có đủ trí nhớ và biết mình (chỉnh
tâm) và tâm đang hưởng sự An lạc do nơi oai lực của tâm xả. Trí nhớ và biết
mình là nhân mà các bực Thánh thần hằng ngợi khen, người có tâm xả là người có
trí nhớ điều chỉnh tâm và hưởng an vui nên gọi là Tam thiền.
Khi đã
diệt được khổ và lạc, nhưng sự vui buồn đã có từ xưa đều bị dục tắt được do nơi
Tứ thiền. Không còn vui mà cũng không có khổ chỉ còn có trí nhớ ở trong xả.
Nầy các
thầy Tỳ khưu sự để tâm như thế gọi là Chánh định.
Trên đây tôi dịch sát nghĩa theo Phật ngôn chắc quí vị đã hiểu rõ
rồi xin khỏi giải thêm.
Luận giải TRUNG ÐẠO
Phàm đã là đệ tử Phật thì không ai không hiểu Trung đạo vì Trung
đạo là con đường đi tới nơi giải thoát của chư Phật, người muốn giải thoát
ngoại trừ ra đường Trung đạo thì không còn con đường nào khác hơn. Vì chỉ có
một đường duy nhứt đi đến Niết bàn thôi.
Tại sao gọi là Trung đạo?
Tưởng nên nhắc lại rằng: Trước khi có Phật giáo tại Trung Ấn Ðộ
hay gọi là cõi Diêm Phù Ðề có rất nhiều tôn giáo khác nhau, phần nhiều các giáo
phái ấy đều dạy người hạnh khổ hạnh. Vì người thời ấy tin rằng: Hành khổ hạnh
một là làm cho các đấng thần linh hay đấng thiêng liêng cảm động ban ơn huệ,
hai là khi hành khổ hạnh như thế mới diệt được phiền não trong tâm.
Theo lời đức Phật dạy gọi hạnh ấy là thái quá có chia ra hai điều
thái quá là:
1)
KAMASUKHALLIKANUYOGA. Nghĩa là người hành đạo nhưng còn lẫn với sự an lạc trong
ngũ trần lục dục, gọi là hành đạo quá dùng.
2)
ATTAKILAMATHÀNUYOGA. Hành làm cho thân nầy quá khổ cực gọi là thái quá hay cũng
gọi khổ hạnh.
Hai phương pháp kể trên, khi chưa thành đạo, đức Bồ Tát Sĩ Ðạt Ta
phải bỏ ra sáu năm để hành. Nhưng không đem lại được một kết quả nào xứng đáng
theo ý muốn của Ngài. Nên Ngài lại hành theo Trung đạo.
Sau khi thành đạo bài pháp đầu tiên là Chuyển Pháp Luân, Ngài dạy
rằng: DVEME BHIKKHAVE ANTÀPABBAJITENA NA SEVITABBÀ - Nầy các thầy Tỳ khưu, hai
pháp thái quá mà các bực xuất gia không nên xu hướng theo, không nên hành theo.
Hai pháp Thái quá ấy là gì?
Một là pháp làm cho tâm quyến luyến theo tình dục pháp hèn hạ,
pháp của kẻ thế gian, pháp của phàm nhân chẳng lợi ích chi.
Hai là pháp khổ hạnh làm cho thân hình tiều tụy cực khổ chẳng phải
là pháp của bực cao nhơn; cũng chẳng có lợi ích chi.
Nầy các thầy Tỳ khưu, sự tu hành theo Trung đạo không nên thiên
theo hai điều thái quá ấy.
Bát Chánh Ðạo có thể tóm lại là:
TAM HỌC
1) Chánh
kiến; 2) Chánh tư duy: thuộc về TUỆ
3) Chánh
ngữ; 4) Chánh nghiệp; 5) Chánh mạng: thuộc về GIỚI
6) Chánh
tinh tấn; 7) Chánh niệm; 8) Chánh định: thuộc về Ð?NH
Phận sự của Tứ Diệu Ðế.
Phận sự của Tứ Diệu Ðế là sự cố gắng hành đúng theo Bát Chánh Ðạo.
Người hành phải hành một lúc đúng theo tám chi của đạo và cũng phải trong sạch
bằng nhau trong một lúc, không thể thiếu sót một chi nào trong một của tám điều
ấy. Nghĩa là không dư không thiếu.
Tôi xin ví dụ, như trong một thang thuốc có tám vị, phải dùng đúng
theo phân lượng và khi sắc thuốc cũng phải còn là bao nhiêu không thể nhiều hơn
hay ít hơn được. Ðây cũng như sự hành đạo phải hành đúng theo Bát chánh đạo có
tám chi không thể thiếu sót mặc dầu một chi của một điều nào trong Bát chánh
đạo.
Ðây là Phật ngôn dạy.
DUKKHANIRODHAGÀMINÌ PATIPADÀ ARIYASACCAM BHÀVETABBAM. - Diệu đế là
Ðạo đế nghĩa là sự hành theo đạo cho đến diệt tận phiền não và khổ, hành giả
nên hành theo.
Có nhiều người hỏi tôi (Soạn giả): Thời kỳ nầy còn có Ðạo quả
chăng? Có người đắc Ðạo quả và đến Niết bàn không? Và ta làm cách nào mới đắc
được Niết bàn?
Ðáp: Phật dạy phương pháp hành để đắc Niết bàn là Bát chánh đạo.
Nếu Bát chánh đạo còn là Ðạo quả vẫn còn. Còn nếu người còn hành đúng theo Bát
chánh đạo là còn có người đắc được Ðạo quả và Niết bàn. Nếu người ai ai muốn
giải thoát đến Niết bàn thì cứ hành đúng theo Bát chánh đạo. Vì đó là con đường
đi ngay đúng vào Niết bàn.
Sở dĩ mà thời pháp đầu tiên thuyết tại vườn Lộc Giã được tên là
Chuyển Pháp Luân có nghĩa là xoay bánh xe pháp. Ý nói thời pháp ấy dạy Ba luân
và mười hai Thể của Tứ Diệu Ðế. Khi người nhận định thấy rõ Ba luân và mười hai
Thể ấy rõ rệt thì người ấy là người giải thoát khỏi luân hồi.
Ba luân và mười hai Thể ấy là gì?
Như quí vị đã biết Tứ Diệu Ðế là bốn điều Khổ, Tập, Diệt, Ðạo.
Hành giả phải hiểu rõ mỗi Ðế có ba diệu gọi là Ba luân nhân cho bốn Ðế là ra
mười hai Thể (Ba luân x bốn Ðế = mười hai Thể).
Câu chót của bài kinh Chuyển Pháp Luân đức Thế Tôn dạy: Khi mà
Ngài chưa tìm thấy rõ Ba luân và mười hai Thể trong Tứ Diệu Ðế là chưa đắc quả
Vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác. Sau khi Ngài đắc được ba Luân mười hai Thể nên
Ngài mới đắc được quả Cao thượng ấy.
Ba luân ấy là:
1) Tuệ
thấy rõ khổ.
2) Tuệ suy nghĩ thấy và hiểu rõ khổ.
3) Tuệ thấy và biết rõ là hoàn toàn giải thoát khỏi Khổ, Tập, Diệt và Ðạo đều có ba Luân như thế nên gọi là mười hai Thể.
2) Tuệ suy nghĩ thấy và hiểu rõ khổ.
3) Tuệ thấy và biết rõ là hoàn toàn giải thoát khỏi Khổ, Tập, Diệt và Ðạo đều có ba Luân như thế nên gọi là mười hai Thể.
Sau khi thuyết dứt thời pháp đức Thế Tôn biết rằng: Trong năm vị
có một vị già nhứt đắc Tu-đà-hườn quả. Nên ngài mới dạy rằng: ANNASI VATA BHO
KONDANNO. Nghĩa là Kondanna (Kiều Trần Như) đã thấy rõ thánh pháp rồi. Vì vậy
từ ấy Ngài Kiều Trần Như có tên là A Nhã Kiều Trần Như.
Xin nói thêm về ATTHA (ý nghĩa) của Tứ đế.
Khổ đế có bốn ATTHA (ý nghĩa).
1)
PÌLANATTHO. Có nghĩa là làm hại.
2) SANKHATATTHO. Có nghĩa là hội họp các nguyên nhân.
3) SANTÀPATTHO. Có nghĩa là làm cho nóng nảy.
4) VIPARINÀMATTHO. Có nghĩa là thay đổi.
2) SANKHATATTHO. Có nghĩa là hội họp các nguyên nhân.
3) SANTÀPATTHO. Có nghĩa là làm cho nóng nảy.
4) VIPARINÀMATTHO. Có nghĩa là thay đổi.
Tập đế có bốn Attha (ý nghĩa).
1)
ÀYUHANATTHO. Có nghĩa là làm cho khổ phát sanh.
2) NIDÀNATTHO. Có nghĩa là nhân làm cho khổ sanh.
3) SÀYOGATTHO. Có nghĩa là hội họp tất cả các điều khổ.
4) PALIBOLATTHO. Có nghĩa là làm cho bận lòng vì khổ.
2) NIDÀNATTHO. Có nghĩa là nhân làm cho khổ sanh.
3) SÀYOGATTHO. Có nghĩa là hội họp tất cả các điều khổ.
4) PALIBOLATTHO. Có nghĩa là làm cho bận lòng vì khổ.
Diệt đế có bốn Attha (ý nghĩa).
1)
NISSARANATTHO. Có nghĩa là đem mình ra khỏi luân hồi.
2) APALIBODDHATTHO. Có nghĩa là không còn bận rộn vì khổ.
3) ALANKATATTHO. Có nghĩa là nguyên nhân cấu tạo không thể hội họp lại để cấu tạo được.
4) AMATATTHO. Có nghĩa là bất tự.
2) APALIBODDHATTHO. Có nghĩa là không còn bận rộn vì khổ.
3) ALANKATATTHO. Có nghĩa là nguyên nhân cấu tạo không thể hội họp lại để cấu tạo được.
4) AMATATTHO. Có nghĩa là bất tự.
Ðạo đế có bốn Attha (ý nghĩa).
1)
NIYYÀNATTHO. Có nghĩa là đi khỏi vòng luân hồi.
2) HETAVATTHO. Có nghĩa là nhân diệt khổ.
3) DASSANATTHO. Có nghĩa là thấy rõ Niết bàn.
4) ADHIPATAYATTHO. Có nghĩa là chủ nhân. (Ý nói không còn dưới quyền của phiền não).
2) HETAVATTHO. Có nghĩa là nhân diệt khổ.
3) DASSANATTHO. Có nghĩa là thấy rõ Niết bàn.
4) ADHIPATAYATTHO. Có nghĩa là chủ nhân. (Ý nói không còn dưới quyền của phiền não).
Sau khi đắc được Tu-đà-hườn quả, Ngài Kiều Trần Như không còn hoài
nghi Phật bảo với Pháp bảo nên bạch với Phật rằng: Bạch hóa đức Thế Tôn, đệ tử
xin xuất gia với đức Ðại Giác.
Ðức Thế Tôn dạy: EHI BHIKKHU ! Thầy hãy trở nên vị Tỳ khưu hành
theo Thánh đạo và phạm hạnh đúng theo luật của Như Lai đã dạy hầu diệt tận
phiền não.
Khi dạy dứt lời thì râu tóc của Ngài Kiều Trần Như đều rụng trên
mình có đắp bộ cà sa vàng. Sau ấy bốn vị kia mới xin xuất gia.
Ngày mười sáu Âm lịch, Ngài thuyết pháp độ vị thứ nhì đắc
Tu-đà-hườn quả vị ấy là Ðại Ðức Vappa. Còn bốn vị kia mới đi khất thực.
Ngày mười bảy Âm lịch, đức Phật thuyết pháp độ được Ðại Ðức
Bhaddiya đắc Tu-đà-hườn quả.
Ngày mười tám Âm lịch, đức Phật thuyết pháp độ được Ðại Ðức
Mahànàma đắc Tu-đà-hườn quả.
Ngày mười chín Âm lịch, đức Phật thuyết pháp độ được Ðại Ðức
Assaji đắc Tu-đà-hườn quả.
Ðến ngày ba mươi Âm lịch, đức Phật hội năm vị lại và thuyết bài
Anattalakka Sutta, Vô Ngã Tướng Kinh. (Quí vị muốn xem nguyên văn xin xem quyển
Kinh Tụng của Ðại Ðức Hộ Tông đã xuất bản). Nơi đây tôi xin lược thuật để quí
vị để hiểu thôi.
Ðức Thế Tôn dạy: RUPAM BHIKKHA VE ANATTÀ. Nầy các thầy Tỳ khưu,
thân nầy không phải của ta, vì vậy hằng bị các bịnh hoạn. Không thể ngăn cản
rằng: Thân ta nên trẻ đẹp và trang điểm rất đẹp ví như cây cột bằng vàng chạm
trổ rất tinh vi, trông coi rất đẹp mắt. Mặc dầu lo trang điểm cho đẹp như thế,
nhưng nó vẫn thay đổi vì bịnh hoạn tàn phá, không thể tồn tại như lời ta bảo.
Ngoài ra Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng chẳng phải của ta. Những pháp ấy cũng
không chịu dưới quyền sai bảo và cấm đoán của ta.
Rồi Ngài vấn chư Tăng rằng:
- Nầy các thầy Tỳ khưu, các thầy nghĩ sao?
Chư Tăng đáp:
- Bạch Ngài, thật sắc nầy vô thường.
- Nếu sắc nầy vô thường vậy khổ hay vui?
- Bạch Ngài, là khổ.
- Nếu sắc thân nầy khổ, vậy các thầy suy tưởng thấy có phải của ta
hay không?
- Bạch Ngài, thật sắc thân nầy không phải ta, mà cũng không phải
là của ta.
Rồi đức Thế Tôn hỏi Thọ, Tướng, Hành, Thức như trên và chư Tăng
cũng trả lời như trên.
Ðức Thế Tôn mới dạy ngũ uẩn ở quá khứ cũng như ở hiện tại và vị
lai mặc dầu là của ta hay của người, đẹp hay xấu, thô hay vi tế, nếu có là ngũ
uẩn hay có sắc thì hằng ở dưới ba tướng là Vô thường, Khổ não và Vô ngã. Các
thầy nên lấy đó mà quán tưởng cho thấy rõ rệt là Vô thường, Khổ não và Vô ngã.
Do nhờ sự quán tưởng như thế nên chư Thinh Văn đệ tử Phật chán nản với Ngũ uẩn;
không ưa mến Ngũ uẩn nên được giải thoát, nghĩa là đắc được A-la-hán quả tuệ;
thì tức nhiên tự mình thấy rằng: Ta đã diệt trừ tận phiền não, phạm hạnh của
Phật giáo ta đã hành xong.
Sau khi thuyết dứt bài Vô Ngã Tướng Kinh. Cả năm vị đều giải thoát
nghĩa là đắc được quả A-la-hán.
Trong ngày ấy 30 tháng 6 Âm lịch trong tam giới có được sáu vị
Thánh nhơn. Một đức Chánh đẳng Chánh giác và năm vị A-la-hán.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét