Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

9 Cách Phát Bồ Đề Tâm


image
1. Bồ đề tâm như hạt giống


      Bồ đề tâm này giống như hạt giống,

      sinh trưởng tất cả chân lý, Phật pháp.

    Đầy đủ duyên lành, thì mới lớn mạnh



2. Bồ đề tâm như ruộng tốt

      Bồ đề tâm này giống như ruộng tốt, sinh trưởng

      pháp lành của mọi chúng sinh.

    Vô số pháp lành, hạnh tốt



3. Bồ đề tâm như đại địa

       Bồ đề tâm này giống như đại địa,

     nâng giữ mọi thứ khắp cả thế gian.

     Đất từ bi, nuôi dưỡng mọi mầm sống



4. Bồ đề tâm như tịnh thủy

       Bồ đề tâm này cũng như tịnh thủy,

      rửa sạch tất cả phiền não, bẩn dơ.

       Nước từ bi: chảy vô ngại



5. Bồ đề tâm như gió lớn

       Bồ đề tâm này giống như gió lớn,

      thổi khắp thế gian, không hề chướng ngại.

       Rừng rậm tà kiến



6. Bồ đề tâm như lửa mạnh

       Bồ đề tâm này giống như lửa mạnh,

      thiêu sạch mọi thứ cây củi tà kiến.

    Thổi mất chấp trước, níu kéo



7. Bồ đề tâm như tịnh nhật

       Bồ đề tâm này giống như tịnh nhật,

      phổ chiếu khắp hết thế gian mọi chốn.

    Nước trí huệ: soi mòn thói xấu



8. Bồ đề tâm như trăng tròn

       Bồ đề tâm này giống như trăng rằm,

      khiến việc tốt làm, đều tất viên mãn.

       Soi chiếu điểm mù



9. Bồ đề tâm như đèn sáng

       Bồ đề tâm này giống như đèn sáng,

      tỏa ra muôn thứ ánh sáng chân lý.

    Ánh sáng chân lý, tùy theo tâm thức



Download file word ở phần đính kèm bên phải.

Bình luận (7 đã gửi)

Phương Nguyễn 23/02/2010 17:20:03
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trước hết, mới đọc đề tựa "9 cách Phát Bồ-Đề Tâm", nhưng đọc hết, Phật-tử tôi chỉ thấy nói "ý nghĩa của Bồ-Đề Tâm" mà thôi chứ không thấy đề cập tới : "Thế nào là Phát Bồ-Đề Tâm" cả.
Xin phép quý vị cho tôi được bầy tỏ về ý nghĩa thô thiển về vấn đề Phát Bồ Đề Tâm như sau :
Phát Bồ-Đề-Tâm ở Nguyên-thủy khác với Phát Bồ-Đề-Tâm ở bậc Bồ-Tát một chút.
Ở quả vị A-La-Hán, khi các Ngài phát Bồ-Đề-Tâm thì chỉ cần thấy thế-gian đau khổ, tự mình muốn giải thoát là được kể như là đã "Phát" Bồ-Đề-Tâm rồi. Lý do là các Ngài không cần nói độ ít hay nhiều người gì cả. "Độ" mình được thì thì cũng là "Phát Bồ-Đề-Tâm" rồi. Chữ Bồ-Đề-Tâm có nghĩa là "cái tâm Giác Ngộ". Phát cái Tâm Giác-Ngộ chứ không phải là "nói" Phát cái Tâm Bồ-Đề như cái nghĩa là phải đi "cứu độ" người ta.
Ở Đại-Thừa, có người nói, "Phát Bồ-Đề-Tâm" tức là "Phát Bồ-Tát-Tâm". Chữ thì có khác một chút nhưng ý nghĩa thì như nhau hết.
Thường thường phàm-phu cho rằng, "Phát" là suy nghĩ về cái gì đó thì ở đây, ý nghĩa về "Phát Bồ-Đề-Tâm" không phải như vậy. "Phát" đây là cái "Tâm" mình khởi được cái ý đó và đồng thời hướng về "cái đó" không còn "thối chuyển" nữa thì mới gọi là "Phát Bồ-Đề-Tâm".
Ai cũng có thể "Phát Bồ-Đề-Tâm" được nhưng, vấn đề "Phát Bồ-Đề-Tâm" trong các Kinh-điển Đại-thừa khác với ý nghĩa "Phát Bồ-Đề-Tâm" mà người bình thường hiểu.Phát Bồ-Đề-Tâm không phải là cái miệng nói ra. Chẳng hạn khi đi Chùa, nghe mấy Sư nói : Hôm nay quý Phật-tử hãy đọc theo tôi, Phát Bồ-Đề-Tâm, nào là "Chúng-sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng, thệ nguyện học, Phật-đạo vô-thượng, thệ nguyện thành" v...v... Xướng lên như vậy chưa phải là "Phát Bồ-Đề-Tâm".
Phát Bồ-Đề-Tâm là tự mình nguyện, tự mình nhận thấy cái "sự thật" rồi từ đó, cái Tâm mình cứ theo đó mà đi chứ không cần ai chỉ dạy cho biết, chỉ dạy cho "phải nói hay làm" này nọ. Tự mình tự nhận biết, rồi tự mình nguyện, mình làm thì cái đó mới là "Phát Bồ-Đề-Tâm", mà "phát Bồ-Đề-Tâm thực sự như trong Kinh Hoa-Nghiêm nói, thì là cái người đó đã là Bồ-Tát rồi chứ không phải còn là người"phàm" nữa. Cho nên khi nói một người đã "Phát Bồ-Đề-Tâm" là người đó, tự họ đã nhận rõ ra được, thế-gian là đau khổ, không còn luyến ái thế-gian thế-gian này nữa và thấy chungsanh còn đang phải chịu đau khổ nên "nguyện" phát cái tâm tự cứu mình, cứu người. Mình nhận rõ ra như vậy và sống được như vậy thì tự nhiên cái đó là "Bồ-Đề-Tâm" chứ không phải "Phát" Bồ-Đề-Tâm là làm cái gì khác cả.. Bồ-Đề-Tâm là nơi cái Tâm mình chứ không phải là ở nơi ngoài. Không phải là "Phát Bồ-Đề-Tâm" là nói cho người ta nghe là mình "Phát" Bồ-Đề Tâm, cũng không phải là "thọ giới" Bồ-Tát là "Phát" Bồ-Đề-Tâm nữa.
Điều kiện để "Phát Bồ-Đề-Tâm" là mình "ngộ" được thế-gian là "vô-thường", "ngộ" được mình có cái "Tánh" như Phật, "ngộ" được mình có cái "Pháp-Thân" mới gọi là "Phát Bồ-Đề-Tâm" chân thật. Bồ-Đề-Tâm có nhiều bậc. Có bậc gọi là "Giả danh Bồ-Đề-Tâm", "Tương Tợ Bồ-Đề-Tâm và "Chân Thật Bồ-Đề-Tâm".
Giả Danh Bồ-đề-Tâm, tức là chỉ có cái "danh" không thôi, chẳng hạn như phàm-phu mình, mỗi ngày cứ nói cái "miệng" là, tôi "phát bồ-đề-tâm", tôi "phát bồ-đề-tâm".....Những cái đó chỉ là "giả danh" bồ đề tâm chứ không phải là thứ thiệt. Bởi vì miệng nói nhưng cái "Tâm" mình chưa phải là như vậy.
Rồi tới "Tương-tợ Bồ-Đề-Tâm" là cái người "đang tu hành", đang thực-hành cái "Hạnh Bồ-Đề-Tâm" đó thì gọi là "Tương-Tợ".
Còn "Chân Thật Bồ-Đề-Tâm" là "Tâm Bồ-Đề" của các vị Bồ-Tát, từ bậc "Sơ-Địa" trở lên tới Đức Phật mới là "Chân Thật". Cái "Tâm Bồ-Đề" đó là cái "Tâm-Nguyện" độ-sanh và tự độ đó mới là cái "Tâm Bồ-Đề Chân Thật ", chân thật từ hành động phát ra. Tâm tâm nơi "nguyện", nơi "Thân" cũng y như vậy hết. Mà luôn luôn như vậy chứ không phải lúc thế này, lúc thế nọ. Phàm phu mình chưa được như vậy nên chưa phải là Bồ-Đề-Tâm chân thật.
Phật-tử chân chính không nên lạm dụng danh-từ Phát Bồ-Đề-Tâm, mà các vị Sư cũng không nên ru ngủ Phật-tử bằng cách tán dương các Phật-tử "phát" Bồ-Đề-Tâm là Tâm Bồ-Tát v...v... Bồ-Đề là "Giác Ngộ", Phát Tâm Giác Ngộ. Mà "giác Ngộ" thì làm sao mở miệng ra nói được ? Mình thì theo "vọng-tưởng", chạy theo "vọng-tưởng" mà mở miệng ra nói muốn "phát" cái "Giác" thì "phát" cái "Giác" ra làm sao và "phát" cái "Giác" ở chỗ nào ?
Phải hiểu "Phát Bồ-Đề-Tâm" là là cái "Tâm" cầu "Giác-Ngộ". Cầu Giác-Ngộ thì làm cái gì ? Phát Bồ-Đề-Tâm tức là mình bắt đầu vứt bỏ những vọng-tưởng, không theo vọng-tưởng chứ không phải là "cầu" cái "Giác". Cầu cái "Giác" thì ai ban cho mình ? Đâu có ai "Ban" cái "Giác" cho mình được ?. Chhẳng hạn như bây giờ mình mở miệng, mình phát nguyện thành Phật,làm sao để "thành", mình đâu có biết làm sao ?
Tóm lại, Bồ-Đề-Tâm là công phu tu-hành đê chuyển Thức thứ 7 là Mạt-Na-Thức và Thức thứ 8 là A-Lại-Da-Thức thành "Bình-Đẳng Thánh-Trí" và "Đại-Viên Cảnh-Trí", là cái "Trí-Huệ" sáng suốt, hết chấp "Ngã" và "Pháp" chấp, thấy được cái tánh "bình đẳng" củ Vạn Vật, là Tí-Huệ sáng suốt "Viên Mãn", trò đầy như tấm gương rộng lớn chiếu soi khắp "Càn-Khôn Vủ-Trụ", vật gì cũng in bóng nhưng lại chẳng giữ lại một hình bóng nào cả ( tức Tâm Vọng -tưởng )
Gọi là một chút "loạn ngôn", có điều gì thất thố, mong các vị xá tội cho.
U.S.A 2010/Feb/16. Tuệ-Giác Phương Nguyễn kính bái

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người theo dõi

Slider(BỂ KHỔ)

LIÊN KẾT

BẤM ĐÂY ĐỂ LIÊN KẾT>>>

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cheap international calls
Blogger Gadgets