MỤC LỤC
Lời đầu
TẬP 1:
Chương 1: Đất Nước, Văn Hóa và Phật Giáo Tây Tạng
Chương 2: Tiểu Sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chương 3: Truyền Thống Tái Sanh Huyền Bí của Các Lạt Ma
Chương 4: Quan điểm về Đạo Phật, Tôn giáo, Xã hội, Chính trị
TẬP 2:
Chương 5: Quan điểm về Đạo đức, Tâm lý, Thiền định, Tịnh độ
Chương 6: Quan điểm về Đức hạnh, Khiêm tốn, Giản dị
Chương 7: Quan điểm về Tuổi trẻ, Tình bạn, Tình yêu, Hôn
Nhân
Chương 8: Quan điểm về Từ bi, Sân giận
Chương 9: Quan
điểm về Hạnh
phúc, Đau Khổ,
Vô thường, Chết
Chương 10: Kết Luận
Sách Tham Khảo
Hạ tải phiên bản PDF của 2 tập ở phần đính kèm bên phải.
LỜI ĐẦU
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp
thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20
này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore
(1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và
một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
(1935-?).
Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được
nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm
linh vĩ đại của nhân loại. Chúng ta thật may mắn được sanh ra trong thế kỷ 20
và 21, được diện kiến, đảnh lễ và nghe pháp thoại của ngài. Những lời dạy của
ngài thật mênh mông như đại hải, nên tác giả phát tâm góp nhặt những ý chính
cốt tủy và soạn lại thành một cuốn sách nhỏ nhằm giúp chúng ta dễ nắm bắt và dễ
thực hành những tinh hoa sáng suốt của kho tàng trí tuệ vô giá mà chúng ta may
mắn có được.
Trong mười năm du học ở Ấn độ tại trường đại học Delhi, vào
những mùa nghỉ tác giả thường về thành phố Dharamsala (phía cực bắc Ấn Độ), một
cao nguyên của rừng thông tuyết-hy phủ đầy sương mù vào mỗi buổi sáng, là nơi
cư trú của Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cùng dân chúng Tây Tạng ly
hương. Dharamshala còn được gọi là Tiểu Lhasa bởi lẽ đến nơi đây, chúng ta sẽ
thấy được sức sống đang chảy của truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng như
chúng ta đang ở tại thủ đô Lạp Tát (Lhasa) của Tây Tạng. Đức Đạt Lai Đạt Ma
thường ban pháp thoại cho Phật tử địa phương và ngoại quốc từ các nước khác về
tu tập rất đông. Sau này được định cư tại Hoa Kỳ, tác giả cũng được duyên tham
dự thính pháp Đức Đạt Lai Đạt Ma giảng trong những chuyến ngài đi hoằng pháp
tại hải ngoại. Tác giả cũng được duyên đọc một số sách do ngài sáng tác cũng
như nhiều trang webside, báo chí viết về ngài. Những điều này đã giúp tác giả
nuôi dưỡng việc hình thành bộ sách 2 tập “Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai
Lạt Ma thứ xiv” này. Bộ sách gồm có 10
chương.
Tập 1 gồm bốn chương: 1. Đất Nước, Văn Hóa và Phật Giáo Tây
Tạng; 2. Tiểu Sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma; 3. Truyền Thống Tái Sanh Huyền Bí của
Các Lạt Ma; 4. Quan điểm về Đạo Phật, Tôn giáo, Xã hội, Chính trị.
Tập 2 có sáu chương: 5. Quan điểm về Đạo đức, Tâm lý, Thiền
định, Tịnh độ;
6. Quan điểm
về Đức hạnh, Khiêm tốn, Giản dị; 7. Quan điểm về
Tuổi trẻ, Tình bạn, Tình yêu, Hôn Nhân; 8. Quan điểm về Từ bi, Sân giận; 9.
Quan điểm về Hạnh phúc, Đau Khổ, Vô thường, Chết; 10. Kết luận.
Từ chương 4 đến 9 là những chương chính của cuốn sách. Tác
giả sẽ trích dẫn những chân ngữ của Đức Đạt Lai Lạt Ma biểu lộ nếp sống tỉnh thức
của ngài. Tác giả xin thành tâm tri ân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và ngài
Tsultrim Dorjee, Phụ tá của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã cho phép tác giả được trích
dẫn và tổng hợp các bài pháp thoại, các sách báo do Đức Đạt Lai Lạt Ma là tác
giả và được sử dụng thông tin cũng như hình ảnh của ngài, đặc biệt trong
webside: www.dalailama.com là
nguồn thông tin
chính của Ngài.
Trong khuôn khổ nhỏ gọn của một cuốn sách, nên tác giả chỉ
chọn những đoạn văn tâm đắc, ý nghĩa cô động có thể gợi cho chúng ta suy nghĩ
về nhân cách thánh thiện, về nếp sống tỉnh thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14,
để giúp chúng ta có đời sống hướng thiện hơn về tâm linh. Lời dạy của ngài như
tuôn vàng nhả ngọc, thấm đẫm trí tuệ mà tác giả thì còn nhỏ, khả năng hiểu biết
và chuyển ngữ còn nông cạn, nên không tránh được các lỗi lầm sẽ xảy ra. Kinh
mong các thiện hữu tri thức hoan hỉ chỉ dạy để tác giả được học hỏi, để những
lần tái bản tác phẩm sẽ được hoàn hảo hơn và phục vụ đọc giả hữu hiệu hơn.
Nguyện hồi hướng công đức này lên Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
cùng dân chúng Tây Tạng của ngài luôn được vạn an và hạnh phúc.
Nguyện quý đọc giả gần xa trọn đầy pháp lạc!
Nam mô Hoan Hỉ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.
Mùa xuân trên thung lũng Moreno Valley,
Chùa Hương Sen, ngày 02/ 02/ 2012
Thích Nữ Giới Hương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét