Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Giáo lý căn bản nguyên thủy Phật giáo

imageTừ đôi chân trần ngược xuôi, suốt bốn mươi lăm năm thuyết giáo trong nhân gian, Đức Phật đã để lại Vết chân truy tìm Chân lý cho đời bằng một gia tài pháp ngữ, không ngoài việc giải thích mục đích của cuộc sống, những hiện tượng bất công, sự bần cùng hóa của con người, trong xã hội và đưa ra những phương cách thực hành để đưa đến hạnh phúc thật sự.

Giáo lý của Đức Phật có thể tóm tắt như sau : Sống đời đạo đức | Nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động | Phát triển sự hiểu biết và trí tuệ. Mở rộng lòng từ bi.

Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản nguyên thủy trong Phật Giáo có thể tóm tắt như sau :

Tứ diệu đế là giáo lý cơ bản nội hàm dùng để giải thích mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ được quy nạp từ thập nhị nhân duyên, là con đường trung đạo duy nhất giải thoát sinh tử luân hồi : KHỔ ĐẾ| TẬP ĐẾ | DIỆT ĐẾ | ĐẠO ĐẾ .

Tứ niệm xứ là hành phẩm thứ nhất trong bảy hành phẩm của 37 phẩm đạo gồm có :

Thân niệm trụ còn gọi là thân niệm xứ | Thọ niệm trụ còn gọi là thọ niệm xứ | Tâm niệm trụ còn gọi là tâm niệm xứ | Pháp niệm trụ còn gọi là pháp niệm xứ.

Tứ chánh cần là hành phẩm thứ hai trong bảy hành phẩm trợ đạo của 37 phẩm đạo. Bốn chánh cần giúp người tu tập siêng năng tinh tấn trong việc hành thiện.
Tứ như ý túc là hành pháp thứ ba sau Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần thuộc bảy hành phẩm trong 37 phẩm đạo. Đây là bốn pháp làm nền tảng của thiền định cho của người tu tập đạt được Chánh định gồm có : Dục như ý túc | Tinh tấn như ý túc | Nhất Tâm như ý túc | Quán như ý túc.
Ngũ căn - Ngũ lực là hai hành pháp thứ tư và thứ năm thuộc bảy hành phẩm trong 37 phẩm trợ đạo. Đây là nền tảng căn bản thúc đẩy để từ đó phát sinh ra kết quả tùy thuộc vào tác nhân tạo ra chúng hoặc thiện hoặc ác, hoặc tốt hoặc xấu.

Ngũ căn gồm có : Tín căn| Tấn căn | Niệm căn | Ðịnh căn | Huệ căn.

Ngũ lực gồm có : Tín lực | Tấn lực | Niệm lực | Ðịnh lực | Huệ lực

Thất giác chi là hành pháp thứ sáu thuộc bảy hành phẩm trong 37 phẩm trợ đạo và còn gọi là Thất Bồ đề phần. Đây là bảy pháp có khả năng làm trợ duyên trong việc triển khai trí tuệ giác ngộ cho người tu tập để đạt đến Niết-bàn giải thóat.

Bát chánh đạo là hành pháp thứ bảy trong 37 phẩm trợ đạo. Đây con đường chánh tám nhánh đưa đến Niết-bàn giải thóat gồm có tám chi sau:

Chánh kiến là thấy đúng | Chánh tư duy là suy nghĩ đúng | Chánh ngữ là nói đúng | Chánh nghiệp là làm việc đúng| Chánh mạng là sống đúng | Chánh tinh tấn là siêng năng đúng | Chánh niệm là nhớ đúng | Chánh định là tập trung đúng

Mười hai nhân duyên là 12 yếu tố làm nhân và duyên kết hợp vào nhau, theo chiều lưu chuyển sinh khởi hay ngược lại, mà biến diệt. Theo kinh A-hàm thì mười hai chi nhân duyên được trình bày như sau :

Vô minh | Hành | Thức| Danh sắc | Lục xứ | Xúc | Thọ | Ái | Thủ | Hữu  | Sinh |  Lão tử .

Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Cốt lõi giáo lý của Ngài là dựa trên trí tuệ, hơn là lòng tin. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó.
Đây là những lời dạy của Đức Phật để cho mỗi người tự tìm hiểu, tu tập và áp dụng theo trình độ cá nhân, và tự chịu trách nhiệm về các hành động qua sự hiểu biết của chính mình.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người theo dõi

Slider(BỂ KHỔ)

LIÊN KẾT

BẤM ĐÂY ĐỂ LIÊN KẾT>>>

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cheap international calls
Blogger Gadgets